Lý thuyết GDQP 10 Chủ đề 1: Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng lớp 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

I. Nội dung cơ bản của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh

1. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 4)

– Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều7)

– Công dân có quyền và trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nắm vững kiến thức quốc phòng và an ninh.

– Người tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9)

– Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tiết lộ bí mật nhà nước, tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

– Cản trở việc thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

– Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

4. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường

– Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học trong chương trình, hoạt động ngoại khóa.

– Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học, trườngcủa cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội là môn học chính khoá (theo Điều 11, Điều 12 và Điều 13).

Học sinh tham gia học tập môn Giáo dục quốc phòng

II. Nội dung cơ bản của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam

– Gồm 7 chương, 51 điều quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Điều 1)

– Là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân hàm Sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam

2. Vị trí, chức năng của sĩ quan (Điều 2)

– Là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội

– Đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

3. Nghĩa vụ của sĩ quan (Điều 26)

– Sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hoá, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.

– Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia.

– Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội.

– Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân

4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan (Điều 4)

– Đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ (Điều 5)

– Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội

– Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu

– Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN

1. Vị trí của Công an nhân dân (Điều 3)

– Làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Chức năng của Công an nhân dân (Điều 15)

– Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia

– Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

– Đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

– Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, các loại tội phạm

Các chiến sĩ công an đang thực hiện nhiệm vụ

3. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân (theo Điều 7)

– Đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khoẻ, độ tuổi và năng khiếu phù hợp với công tác công an, có nguyện vọng và Công an nhân dân có nhu cầu thì có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân.

4. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (theo Điều 8)

– Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng.

Công dân tham gia vào khối công an nghĩa vụ

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1037

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống