Chương 5: Chu kì tế bào và phân bào

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Mở đầu trang 104 Sinh học 10:

Lời giải:

Cơ chế giúp các loài sinh sản hữu tính duy trì được bộ NST của loài qua các thế hệ là: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

– Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

– Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

Câu hỏi 1 trang 106 Sinh học 10:

Lời giải:

Cơ chế dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân là: Trong giảm phân, NST chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I nhưng tế bào lại trải qua 2 lần phân chia (giảm phân I và giảm phân II).

– Sau khi nhân đôi ở kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I, tế bào chứa 2n NST kép.

– Tại kì sau I, hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển về một cực của tế bào → Sau giảm phân I tạo ra 2 tế bào con mỗi tế bào con chứa n NST kép.

– Tại kì sau II, hai chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau và di chuyển trên thoi phân bào đi về hai cực của tế bào → Sau giảm phân II tạo ra 4 tế bào con mỗi tế bào con chứa n NST đơn.

Câu hỏi 2 trang 106 Sinh học 10:

Lời giải:

– Từ một tế bào, qua hai lần phân bào của giảm phân tạo ra được bốn tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa. Nhưng khác với nguyên phân, giảm phân tạo ra tế bào có hệ gene đơn bội khác nhau (vật chất di truyền không giống nhau).

– Nguyên nhân về sự khác nhau trong vật chất di truyền của các tế bào con được tạo ra qua giảm phân là do sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong kì sau của giảm phân I cũng như sự trao đổi chéo xảy ra giữa chúng tạo tổ hợp NST và tổ hợp gene mới trong kì đầu của giảm phân I.

Câu hỏi 1 trang 106 Sinh học 10:

Lời giải:

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân:

+ Yếu tố di truyền: Ở mỗi loài, đến độ tuổi trưởng thành nhất định, các tế bào sinh dục mới tiến hành giảm phân tạo giao tử đánh dấu sự bắt đầu có khả năng sinh sản của cơ thể.

+ Các yếu tố môi trường: Nhiều loài cây chỉ có thể ra hoa khi gặp điều kiện thời tiết, chế độ ánh sáng thích hợp.

+ Các hormone sinh dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm phân: Để vật nuôi sinh sản theo ý muốn, người ta có thể tiêm hormone sinh dục kích thích quá trình sinh sản cho vật nuôi.

+ Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến giảm phân: Ở người, phụ nữ tuổi càng lớn (đặc biệt từ tuổi 35 trở lên) thì quá trình giảm phân hình thành giao tử càng dễ bị rối loạn dẫn đến tỉ lệ các giao tử bất thường tăng lên khiến khả năng sinh con bị chứng Down càng tăng.

Câu hỏi 2 trang 106 Sinh học 10:

Lời giải:

Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn sẽ ra hoa nhiều hơn so với cây cùng loại được tưới đủ nước. Điều này được giải thích là do trong điều kiện tưới đủ nước cây sẽ tập trung sinh trưởng tăng kích thước khiến thời gian sinh trường bị kéo dài, ngăn quá quá trình ra hoa.

Câu hỏi 1 trang 107 Sinh học 10:

Lời giải:

Quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật, đảm bảo duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài:

– Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.

– Tế bào hợp tử 2n trải qua niều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào trưởng thành.

Câu hỏi 2 trang 107 Sinh học 10:

Lời giải:

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nguyên phân và giảm phân:

Nguyên phân

Giảm phân

– Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

– Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

– Có một lần phân bào.

– Có hai lần phân bào.

– Không có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

– Ở kì đầu I, xảy ra sự bắt cặp và trao đổi chéo.

– Ở kì giữa, NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.

– Ở kì giữa I, NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

– Ở kì giữa II, NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo.

– Từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con.

– Từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con.

– Số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên.

– Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nửa.

– Tế bào con có vật chất di truyền giống nhau và giống tế bào mẹ.

– Tế bào con có thể có vật chất di truyền không giống nhau.

Câu hỏi 3 trang 107 Sinh học 10:

Lời giải:

Sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng trong giảm phân I tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác nhau, các giao tử kết hợp với nhau tạo các hợp tử có kiểu gen khác nhau. Đây là cơ sở để tạo ra vô số các biến dị tổ hợp ở đời con, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Câu 1 trang 107 Sinh học 10:

Lời giải:

Xếp các ảnh chụp các giai đoạn của giảm phân dưới kính hiển vi (ở hình bên) theo đúng trình tự các kì của quá trình giảm phân:

1 – Có 1 tế bào, các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau (kì đầu I)

4 – Có 1 tế bào, các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa I)

2 – Có 1 tế bào, các NST đang phân li về hai cực của tế bào (kì sau I)

3 – Có 1 tế bào, các NST nằm trong 2 nhân ở hai cực của tế bào (kì cuối I)

8 – Có 2 tế bào con, các NST ở trạng thái bắt đầu co xoắn (kì đầu II)

7 – Có 2 tế bào con, các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (kì giữa II).

6 – Có 2 tế bào con, các NST di chuyển về các cực của tế bào (kì sau II)

5 – Các nhân mới hình thành, tế bào chất phân chia tạo thành tạo thành 4 tế bào con (kì cuối II).

Câu 2 trang 107 Sinh học 10:

Lời giải:

– Nếu muốn nhân rộng giống cam của mình thì sẽ chọn phương pháp chiết cành.

– Giải thích:

+ Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính, dựa trên cơ sở là hình thức nguyên phân (các tế bào của cây mẹ nguyên phân để giúp cây con sinh trưởng và phát triển). Do đó, nếu chiết cành thì cây con sẽ giữ được những đặc tính của cây mẹ đồng thời vì cành đã được phát triển đến độ tuổi nhất định nên sớm cho quả hơn.

+ Ngược lại, nhân giống bằng hạt là phương pháp nhân giống hữu tính, hạt được tạo ra qua quá trình giảm phân và thụ tinh nên có thể có vật chất di truyền khác với cây mẹ. Điều đó, khiến cho mục đích nhân giống để giữ lại các đặc tính tốt của cây khó mà thực hiện được.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1071

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống