- Giải Vật Lí Lớp 11
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 11
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11
- Giải Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao
Hình 401 Thí nghiệm về dòng điện Fu-côK là tấm kim loại liền khối được treo vào thanh T. Cho K dao động trong từ trường giữa hai cực của nam châm thì nó sẽ dừng lại khá nhanh.Hình 402 Cho tẩm kim loại. Có rãnh Xẻ dao động giữa hai cực của nam Châm, nó sẽ dao động được lâu hơn. Dòng điện Fu-cô a) Thí nghiệm Bố trí thí nghiệm như ở Hình 40.1. Cho tấm kim loại (đồng hay nhôm) dao động trong từ trường của nam châm. Ta thấy tấm kim loại chỉ dao động trong khoảng thời gian ngắn rồi dừng lại. b). Giải thích Khi tấm kim loại dao động, nó cắt các đường sức từ của nam châm. Do đó trong tấm kim loại sinh ra dòng điện cảm ứng. Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng trong tấm kim loại có tác dụng ngăn cản sự chuyển động của chính tấm kim loại đó. Vì vậy tấm kim loại dừng lại nhanh chóng. Một khối vật dẫn đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian, thì trong khối vật dẫn đó cũng sinh ra dòng điện cảm ứng. Đó là trường hợp dòng điện cảm ứng trong lõi của máy biến thế. Ta gọi dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu-cô. Đặc tính chung của các dòng điện Fu-cô là tính chất xoáy. Nói cách khác, các đường dòng của dòng Fu-cô là các đường cong kín trong khối vật dẫn, Thay tấm kim loại liền khối trong thí nghiệm Hình 40.1 bằng tấm kim loại có rãnh Xẻ như Hình 402, thì thấy13- VL11 – NC – e. tấm kim loại này dao động lâu hơn, vì khi đó điện trở của tấm kim loại đối với dòng Fu-cô tăng, làm cho cường độ dòng Fu-cô giảm.2. Tác dụng của dòng điện Fu-cô Trong một số trường hợp, dòng điện Fu-cô là cần thiết và có ích, trong một số trường hợp khác dòng điện Fu-cô lại có hại. a). Một vài ví dụ ứng dụng dòng Fu-cô Tác dụng gây ra lực hãm của dòng Fu-cô trong một số trường hợp là cần thiết. Người ta lợi dụng tác dụng này để hãm chuyển động, nhất là chuyển động quay của một bộ phận nào đó trong một số thiết bị máy móc hay dụng cụ. Chẳng hạn khi ta cân một vật bằng cân nhạy, thường là kim của cân dao động khá lâu. Để tránh tình trạng đó, người ta cho kim dao động giữa hai cực của một nam châm, dao động của kim sẽ tắt khá nhanh. Người ta cũng sử dụng tác dụng hãm của dòng Fu-cô trong phanh điện từ ở các xe có tải trọng lớn. Công tơ điện dùng trong gia đình là một dụng cụ điện quen thuộc, trong đó dòng Fu-cô có vai trò cần thiết. Khi dòng điện qua cuộn dây trong công tơ, nó sẽ sinh ra momen làm cho đĩa kim loại của công tơ quay. Đĩa kim loại đặt giữa hai cực của một nam châm hình chữ U (Hình 40.3). Khi đĩa kim loại quay, sẽ sinh ra dòng điện Fu-cô trong đĩa. Dòng điện Fu-cô gây ra momen cản tác dụng lên đĩa. Khi cân bằng giữa momen quay và momen cản, thì đĩa quay đều. Khi ngắt dòng điện, mặc dù không còn momen quay tác dụng lên đĩa, nhưng đĩa vẫn tiếp tục quay vì quán tính. Khi đó dòng điện Fu-cô có tác dụng làm cho đĩa ngừng quay một cách nhanh chóng. b). Một vài ví dụ về trường hợp dòng Fu-cô có hại Nhiều thiết bị điện có cấu tạo dưới dạng một lõi sắt đặt trong một ống dây có dòng điện xoay chiềuLUHình 40.3 Đĩa kim loại trong công tơ hai Cực một namdiện quay giữa Chäm hình Chữ U.195 Hãy nêu một vai Ví dụ trong đó có dÔng điện Fu-Cô xuất hiện. Kể thêm một vài ứng dụng của dòng điện Fu-Cô. Kể thêm một vài trường hợp dòng điện Fu-Cô có hại. Trong những trường hợp đó người ta khắc phục bằng cách nào ?