Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1. Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố sau
A. H, O, N B. C, H, N C. C, H, O D. C, O, N
Câu 2. Tại sao hàng ngày ta phải ăn nhiều Protein từ nhiều loại thực phẩm khác nhau?
A. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axitamin khác nhau
B. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại đường khác nhau
C. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit béo khác nhau
D. Để đảm bào cung cấp đủ các Nucleotit tự do khác nhau
Câu 3. Muốn xác định nhân thân, hai người có cùng huyết thống thì người ta làm gì?
A. Xác định trình tự axit amin trong protein
B. Đếm số lượng axitamin trong protein
C. Xác định trình tự Nu trong ADN
D. Đếm số Nu trong ADN của mỗi người
Câu 4. Khi ta đun sôi nước lọc cua thì thấy thịt cua đông lại thành từng mảng. Hiện tượng này gọi là
A. Hiện tượng biến đổi C. hiện tượng đột biến
B. Hiện tượng biến tính D. hiện tượng biến dị
Câu 5. Một đơn phân của ADN được cấu tạo từ các thành phần
A. Đường C5H10O5, Axit photphoric, Basenito loại A, T, G, X
B. Đường C5H10O5, Axit photphoric, Basenito loại A, U, G, X
C. Đường C5H10O4, Axit photphoric, Basenito loại A, T, G, X
D. Đường C5H10O4, Axit photphoric, Basenito loại A, U, G, X
Câu 6. Trong sinh giới, các sinh vật được phân chia thành các giới theo thứ tự như sau
A. Khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật
B. Nguyên sinh, khởi sinh, động vật, nấm, thực vật
C. Nấm, thực vật, động vật, khới sịnh, nguyên sinh
D. Động vật, thực vật, nấm, khởi sinh, nguyên sinh
Câu 7. Cấu tạo cơ thể đơn bào, nhân sơ, dinh dưỡng kiểu cộng sinh, kí sinh hoặc hoại sinh là đặc điểm của giới nào sau đây?
A. Nguyên sinh B. Động vật C. Khởi sinh D. Thực vật
Câu 8. Chuỗi polipeptit dạng mạch thẳng liên tục cuộn xoắn hai lần sẽ tạo ra phân tử Protein cấu trúc bậc mấy?
A. Bậc bốn B. Bậc ba C. Bậc hai D. Bậc một
Câu 9. Cho các đặc điểm sau: (1) sống tự dưỡng; (2) Trong tế bào có chất diệp lục; (3) di chuyển nhanh, (4) Phản ứng chậm với kích thích, ( 5) Sống cố định, (6) lấy ưhức ăn từ môi trường. Đặc điểm của giới thực vật là
A. (1), (2), (4), (6) C. (2), (3), (4), (6)
B. (1), (2), (4), (5) D. (2), (3), (4), (5)
Câu 10. Cho các dấu hiệu sau (1) chỉ có ở tổ chức sống cấp cao hơn, (2) tổ chức sống cấp dưới không có được, (3) được hình thành do sự tương tác của các bộ phân cấu thành. Đây là nội dung của đặc điểm nào trong thế giới sống?
A. Một hệ thống mở C. Nguyên tắc thứ bậc
B. Đặc điểm nổi trội D. Khả năng tự điều chỉnh
Câu 11. Trong phân tử ADN, số nucleotit loại A luôn bằng loại T và G luôn bằng X. Khi tính tổng số Nu trong phân tử ADN (N) thì ta sử dụng công thức nào sau đây?
A. N = 2A + 3G C. N = 2A + 2G
B. H = 2A + 2G D. H = 2A + 3G
Câu 12. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm nguyên tố đa lượng ?
A. Iot B. Cacbon C. Lưu huỳnh D. Photpho
Câu 13. Tại sao khi được sấy khô thì thực phẩm được bảo quản lâu hơn?
A. Một số chất độc bị bốc hơi gần hết.
B. Tính phân cực của phân tử nước bị mất.
C. Các chất hữu cơ gắn thành một khối bền chắc.
D. Hạn chế sự sinh sản của vi khuẩn và nấm
Câu 14. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm tế bào, …(1)…, …(2)…, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển. (1) và (2) lần lượt là?
A. (1) cơ thể, (2) hệ cơ quan C. (1) mô, (2) quần thể
B. (1) phân tử, (2) bào quan D. (1) cơ thể, (2) quần thể
Câu 15. Vai trò chủ yếu của nước trong tế bào là?
A. Tham gia hoạt hóa enzim C. Tham gia duy trì sự sống
B. Tham gia các phân tử hữu cơ D. Tham gia chuyển hóa vitamin
Câu 16. các hợp chất nào sau đây chủ yếu được cấu tạo từ hai phân tử đường đơn?
A. Fructozo, Glucozo , Galactozo C. Fructozo, Saccarozo, Galactozo
B. Mantozo, Glucozo, Lactozo D. Mantozo, Saccarozo, Lactozo
PHẦN II: TỰ LUẬN (6.0 ĐIỂM)
Câu 1: Trình bày cấu tạo và phân loại Cacbohydrat? Mỗi loại cho ví dụ kèm theo? ( 1.0 điểm)
Câu 2: Cho biết tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở những điểm cơ bản nào? (1.0 điểm)
Câu 3: So sánh cấu trúc của ti thể với cấu trúc của lục lạp ( 1.25 điểm)
Câu 4: So sánh đặc điểm của 3 nhóm sinh vật sau: Nấm, Thực vật, Động vật? (1.25 điểm)
Câu 5: Một phân tử ADN có 0.408µm và hiệu số giữa A và Nucleotit không bổ sung với nó là 10%. Hãy tính tổng số Nucleotit của gen và số liên kết hidro của gen (1.0 điểm)
Câu 6: Giải thích tại sao khi quan sát tế bào gan của một người bị bệnh dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy hệ thống lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất thường? (0.5 điểm)
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh 10 – Đề 1
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
A |
C |
B |
A |
A |
A |
B |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
B |
C |
B |
A |
D |
D |
C |
C |
II. Tự luận
Câu hỏi |
Hưỡng dẫn chấm |
Điểm |
|||||||||
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của tế bào nhân sơ (1.5 điểm) |
– Kích thước nhỏ 1 – 5 micromet – Chưa có nhân hoàn chỉnh – Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có bào quan có màng bao bọc |
0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
|||||||||
Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực (1.0 đ) |
Cấu tạo: gồm lớp kép phospholipits và protein, ngoài ra cong có các gai glycoprotein (dấu chuẩn) và một số yếu tố khác Chức năng: bảo vệ các bào quan bên trong tế bào Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường |
0.5 điểm 0.5 điểm |
|||||||||
Câu 3: So sánh cấu tạo và chức năng của ti thể với lục lạp ( 1.75 điểm) |
-Giống nhau: có hai lớp màng, có ADN và Rib, đều chứa các enzim Khác nhau Ti thể: màng trong gấp khúc tạo thành các mào chứa enzim hô hấp Lục lạp màng trong trơn láng, bên trong chứa các Grana chứa sắc tố quang hợp và chất nền chứa enzim quang hợp |
0.75điểm 0.5 điểm 0.5 điểm |
|||||||||
Câu 4: Phân biệt cấu trúc và chức năng của AND với ARN ( 1.25 điểm) |
|
||||||||||
Câu 5: Một phân tử AND có 150 chu kỳ xoắn và tỷ lệ A/G = 2/3. Hãy tính – Tổng số Nucleotit của gen ( 0.25 điểm) -Số Nucleotit mỗi loại (0.25 điểm) |
– Tổng số Nu N = Cx 20 = 150 X 20 = 3000 Nu – Có A + G = 1500 mà A = 2/3 G – Suy ra A = T = 600Nu G = X = 900Nu |
0.25 điểm 0.25 điểm |
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Đơn vị tổ chức cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật là
A. Các đại phân tử hữu cơ B. Tế bào C. Mô D. Cơ quan
Câu 2: Đơn phân của Cacbohydrat là:
A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ C. Saccarozơ, fructozơ, galactozơ
B. Glucozơ, fructozơ, galactozơ D. Saccarozơ, xenlulozơ, glucozơ
Câu 3: Một đoạn phân tử ADN có số cặp nucleotit loại A – T là 33 cặp và số cặp G – X là 25 cặp. Hỏi số liên kết hidro trên đoạn phân tử ADN này là bao nhiêu?
A. 129 B. 249 C. 149 D. 141
Câu 4: Đặc tính chung của các phân tử Lipit là?
A. Tan rất tốt trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ
B. Tan rất tốt trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước
C. Kị nước và tan trong dung môi hữu cơ
D. Kị nước và tan trong nước
Câu 5: Thực vật có nguồn gốc từ:
A. Vi khuẩn B. Nấm C. Tảo lục đơn bào nguyên thủy D. Virut
Câu 6: Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh thì hậu quả gì sẽ xẩy ra?
A. Nước trong tế bào đóng băng và giảm thể tích
B. Tế bào bị co nguyên sinh chất
C. Nước trong tế bào đóng băng sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào
D. B và C đúng
Câu 7: Vai trò của các nguyên tố vi lượng là
A. Thành phần chính cấu tạo nên enzim, hoocmon và một số chất quan trọng khác
B. Thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ
C. Thành phần chính cấu tạo nên các cấu trúc của tế bào
D. B và C đúng
Câu 8: Trong cấu trúc bậc 1 của phân tử Protein, các axit amin liên kết với nhau bằng:
A. Liên kết hidro C. Liên kết photphodieste
B. Liên kết peptit D. Liên kết ion
Câu 9: Thành phần chủ yếu của dầu thực vật là
A. Axit béo no và glixerol C. Axit amin
B. Axit béo không no và glixerol D. Axit béo và glucozơ
Câu 10: Các yếu tố dẫn đến sự biến tính của protein là
A. Nhiệt độ, độ pH C. Nồng độ O2, độ pH
B. Nồng độ CO2, nhiệt độ D. Nồng độ CO2, và O2
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1: Nêu những giống và điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?
Câu 2:
a. Tại sao nói các nguyên tố đại lượng và vi lượng đều có vai trò quan trọng như nhau trong cơ thể sống?
b. Nêu vai trò của cacbohidrat đối với cơ thể sống?
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh 10 – Đề 2
A. Trắc nghiệm
B. Tự luận
Câu 1: (2,5 điểm)
* Giống nhau
– Đều là axit nucleic (các đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn)
– Đều được cấu tạo từ các đơn phân: nucleotit
– Đều có các liên kết photphodieste
– Đều tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein
* Khác nhau
Tiêu chí |
ADN |
ARN |
Cấu trúc (2 điểm) |
– 2 mạch – 4 loại đơn phân: A,T, G,X – 1 nu gồm 3 TP: + Đường đêoxiribo (C5H10O4) + Nhóm phôt phát + 1 trong 4 loại bazơnitơ: A(T, G, X) – Có 2 loại liên kết hóa học:liên kết photphodieste và liên kết hidro |
– 1 mạch – 4 loại đơn phân: A, U, G, X – 1 nu gồm 3 TP: + Đường ribo (C5H10O5) + Nhóm phôt phát + 1 trong 4 loại bazơnitơ: A(U, G, X) – Chủ yếu 1 loại liên kết hóa hoc: liên kết phot phodieste – Gồm 3 loại: mARN, tARN, rARN |
Chức năng (1 điểm) |
Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền |
Mỗi loại ARN thực hiện 1 chức năng + mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ AD N tới RBX và dùng làm khuôn để tổng hợp protein + tARN vận chuyển aa tới RBX và tham gia dịch mã tổng hợp protein + rARN kết hợp với protein cấu tạo nên RBX, nơi tổng hợp nên Protein |
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Các nguyên tố đại lượng và vi lượng đều có vai trò quan trọng như nhau trong cơ thể sống: (1,0 điểm)
Các nguyên tố đại lượng là thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử và tế bào, nếu thiếu chúng sẽ làm cơ thể còi cọc, chậm phát triển. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu của các enzim, hoocmon… thiếu sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
b. Vai trò của phân tử cacbohidrat đối với cơ thể sống (1,0 điểm)
– Là nguồn năng lượng chính của tế bào và cơ thể.
– Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN TRĂC NGHIỆM: (3 điểm)
Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Sắp xếp các đơn vị phân loại từ lớn đến nhỏ
A. Lớp, bộ, họ, chi, ngành, giới, loài C. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài
B. Giới, bộ, ngành, chi, loài, họ, lớp D. Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài
Câu 2: Sinh vật nhân thực gồm những giới nào.
A. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật
B. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật
C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật
D. Giới thực vật, giới nấm, giới khởi sinh, giới nguyên sinh
Câu 3: Tập hợp nào thuộc giới nấm:
A. Nấm nhầy, nấm sợi, nấm mũ C. Nấm men, nấm sợi, nấm nhầy
B. Nấm men, nấm sợi, địa y D. Nấm men, nấm nhầy, địa y
Câu 4: Các ngành của giới thực vật?
A. Tảo, quyết, hạt trần, hạt kín C. Rêu, tảo, hạt trần, hạt kín
B. Nấm, quyết, hạt trần, hạt kín D. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín
Câu 5: Các nguyên tố chủ yếu của tế bào?
A. C, H, O, P C. C, H, O, N
B. Ca, C, O, P D. C, H, O, Ca
Câu 6: Các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết:
A. Liên kết cộng hoá trị C. Liên kết hoá trị
B. Liên kết ion D. Liên kết hiđrô
Câu 7: Những chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào.
A. Cacbohiđrat, lipit, protein, axit nucleic
B. Cacbohiđrat, lipit, axit nucleic, glicogen
C. Cacbohiđrat, lipit, protein, xenlulozo
D. Cacbohiđrat, axit amin, protein, axit nucleic
Câu 8: Những đường nào là đường đơn:
A. Fructôzơ, glucôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ
B. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ
C. Glucôzơ, Fructôzơ, galactôzơ, hecxôzơ
D. Fructôzơ, galactôzơ, saccarôzơ, hecxôzơ
Câu 9: Hợp chất nào có đơn vị cấu trúc là glucôzơ?:
A. Lactôzơ B. Mantôzơ C. Saccarôzơ D. Tinh bột
Câu 10: Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là:
A. Hai mạch xoắn kép, đa phân, tự nhân đôi
B. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, tự nhân đôi
C. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, đa phân
D. Hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, tự nhân đôi, đa phân
Câu 11: Cấu tạo của một Nuclêôtit là:
A. Axit photphoric, đường ribôzơ, bazơnitric
B. Axit photphoric, đường đêôxiribôzơ, bazơnitric (A hoặc T hoặc G hoặc X)
C. Axit photphoric, đường ribôzơ, axit amin
D. Axit photphoric, đường đêôxiribôzơ, axit amin
Câu 12: Liên kết nối giữa 2 Nu trên hai mạch pôlinuclêôtit là:
A. Liên kết hiđrô C. liên kết hoá trị
B. liên kết peptit D. liên kết ion
PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Nêu sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật? (1 điểm)
Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của prôtêin. (2.5 điểm)
Câu 3: So sánh giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa ADN và ARN? (2.5 điểm)
Câu 4: Trong thực tế người ta xét nghiệm ADN nhằm mục đích gì? (1 điểm)
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 – Đề 3
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu: 1C, 2B, 3B, 4D, 5C, 6D, 7A, 8C, 9D, 10C, 11B, 12A.
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1:
– Giới thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, sống cố định, cảm ứng chậm. (0.5đ)
– Giới động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, sống di chuyển, cảm ứng nhanh. (0.5đ)
Câu 2:
– Cấu trúc của prôtêin: (1.5đ)
+ Cấu trúc bậc 1: Chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại aa trong chuỗi pôlipeptit.
+ Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc 2
+ Cấu trúc bậc 3 và 4: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp khúc lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc 3. khi một prôtein được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tao nên cấu trúc bậc 4.
– Chức năng của prôtêin: (1.5đ)
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
+ Dự trữ các aa.
+ Vận chuyển các chất.
+ Bảo vệ cơ thể.
+ Thu nhận thông tin.
+ Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Câu 3: (2.5đ)
– Giống nhau: Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 1 nucleotit. Một nucleotit gồm 3 thành phần đó là đường, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.
– Khác nhau:
+ ADN đường là pentôzơ (C5H10O4), bazơ nitơ có A, T, G, X, gồm 2 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, T, G, X.
+ Còn ARN đường ribôzơ (C5H10O5), ba zơ ni tơ có A, U, G, X, gồm có 1 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, U, G, X.
Câu 4: (1đ)
Để truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ huyết thống, xác định thân nhân của các hài cốt…
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống như sau:
(1) Cơ thể (3) quần thể (5) hệ sinh thái
(2) tế bào (4) quần xã
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1
B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Câu 2: Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là:
A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
B. Chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
Câu 3: Cho các ý sau:
(1) Cơ thể phân hóa thành mô, cơ quan, hệ cơ quan
(2) Đa bào, nhân thực, sống dị dưỡng và di động được
(3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa
(4) Có hệ thần kinh và phản ứng nhanh trước kích thích của môi trường
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới động vật?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 4: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ C. Bệnh cận thị
B. Bệnh còi xương D. Bệnh tự kỉ
Câu 5: Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính còn lại?
A. Tính liên kết C. Tính phân cực
B. Tính điều hòa nhiệt D. Tính cách li
Câu 6: Để bảo quản rau quả chúng ta không nên làm điều gì?
A. Giữ rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh
B. Giữ rau quả trong ngăn mát của tủ lạnh
C. Sấy khô rau quả
D. Ngâm rau quả trong nước muối hoặc nước đường.
Câu 7: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo B. Mantozo C. Xenlulozo D. Saccarozo
Câu 8: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?
A. Glucozo B. Fructozo C. Galactozo D. Đêôxiribozo
Câu 9: Thành phần tham gia vào cấu trúc màng sinh chất của tế bào là
A. Phôtpholipit và protein C. Steroit và axit béo
B. Glixerol và axit béo D. Axit béo và saccarozo
Câu 10: Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi
A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein
B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein
C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein
D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein
Câu 11: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?
A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N
B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào
C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung
D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)
Câu 12: Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là
A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN
B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN
C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN
D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN
Câu 13: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là
A. 50 B. 40 C. 30 D. 20
Câu 14: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là
A. 3000 B. 3100 C. 3600 D. 3900
Câu 15: Trình tự các đơn phân trên mạch 1 của một đoạn ADN xoắn kép là – GATGGXAA -. Trình tự các đơn phân ở đoạn mạch kia sẽ là:
A. – TAAXXGTT – C. – UAAXXGTT –
B. – XTAXXGTT – D. – UAAXXGTT –
Câu 16: “Vùng xoắn kép cục bộ” là cấu trúc có trong
A. mARN và tARN C. mARN và rARN
B. tARN và rARN D. ADN
Câu 17: Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Protein B. Lipit C. Nước D.Cacbonhidrat
Câu 18: Loại đường có trong thành phần cấu tạo của ADN và ARN là?
A. Mantozo B. Fructozo C. Hecxozo D. Pentozo
Câu 19: Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?
A. Glucozo B. Fructozo C. Galactozo D. Đêôxiribozo
Câu 20: Lipit không có đặc điểm:
A. Cấu trúc đa phân C. Được cấu tạo từ các nguyên tố : C, H, O
B. Không tan trong nước D. Cung cấp năng lượng cho tế bào
Câu 21: Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?
A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O
B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ
C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bởi 20 loại axit amin lấy từ thức ăn
D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin
Câu 22: Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin
Câu 23: Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc đa phân
B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân
C. Nguyên tắc bổ sung
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân
Câu 24: Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?
A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N
B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào
C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung
D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)
Câu 25: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do
A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)
B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân
C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro
D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito có kích thước lớn liên kết với nhau
Câu 26: Trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch 1 của một đoạn phân tử ADN xoắn kép là – ATTTGGGXXXGAGGX -. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là?
A. 50 B. 40 C. 30 D. 20
Câu 27: Chiều dài của một phân tử ADN à 5100 A0. Tổng số nucleotit của ADN đó là?
A. 3000 B. 1500 C. 2000 D. 3500
Câu 28: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kì xoắn và addenin chiếm 20% tổng số nucleotit. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là?
A. 3000 B. 3100 C. 3600 D. 3900
Câu 29: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Ở một số loài virut, thông tin di truyền được lưu giữ trên phân tử ARN
B. Ở vi khuẩn, thông tin di truyền được lưu trữ trên 1 phân tử ADN mạch vòng, xoắn kép
C. Ở sinh vật nhân thực thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép.
D. Ở sinh vật nhân sơ thông tin di truyền được lưu giữ trên các phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
Câu 30: Phân tử rARN làm nhiệm vụ
A. Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân tới tế bào chất
B. Vận chuyển các axit amin tới riboxom để tổng hợp protein
C. Tham gia cấu tạo nên riboxom
D. Lưu giữ thông tin di truyền
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 – Đề 4
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
D |
A |
C |
A |
C |
D |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
B |
D |
B |
B |
C |
D |
D |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
C |
A |
D |
A |
B |
A |
D |
D |
C |
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Sinh học lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Câu 1: Đơn vị phân loại cao nhất trong sinh giới là:
A. Ngành B. Bộ C. Giới D. Lớp
Câu 2: Khi ghép các mô, cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ đó là do cấu trúc nào sau đây của màng?
A. Colesterôn B. Lipôprôtêin C. Phospholipit D. Glicôprôtêin
Câu 3: Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp lại là cấu trúc prôtêin bậc:
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 4: Chức năng chủ yếu của ti thể là:
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
B. Cung cấp năng lượng cho tế bào ở dạng ATP
C. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
D. Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương.
Câu 5: Hoàn thành cấu trúc đoạn AND sau:
mạch 1: – X – A – T – G – G – X- X- T – T –A –T-
mạch 2:
A. – G – T – A – X – X – G – G – A – A – T – A –
B. – G – T – A – G – X – G – G – T – A – T – A –
C. – X – T – T – X – X – G – G – A – A – T – A –
D. – G – T – T– X – X – G – G – A – T – T – A –
Câu 6: Những nguyên tố chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống là:
A. C, N, P, O B. C, Ca, H, O C. C, H, O,N D. C, O, K, H.
Câu 7: Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
A. mARN. B. kitin. C. Prôtêin bậc 4. D. vitamin.
Câu 8: Loại prôtêin nào sau đây có chức năng vận chuyển các chất?
A. Hêmôglobin. C. Glicôprôtêin
B. Prôtêin enzim. D. Prôtêin sữa (cazein)
Câu 9: Bào quan nào dưới đây có trong tế bào vi khuẩn:
A. Ti thể B. Không bào C. Lưới nội chất. D. Ribôxôm
Câu 10: Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn là:
A. Peptiđôglican B. Xenlulôzơ. C. Silic D. Kitin.
Câu 11: ADN có ở đâu trong tế bào?
A. Nhân, ti thể , tế bào chất.
B. Ti thể, lục lạp, nhân hoặc vùng nhân.
C. Ti thể, lục lạp, vùng nhân.
D. Nhân, hoặc vùng nhân.
Câu 12: Đặc điểm cấu tạo cơ bản để phân biệt tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực là:
A. ADN mạch vòng hay mạch thẳng. B. Màng nhân.
C. Có nhiều bào quan có màng bao bọc. D. Ribôxôm lớn hay bé.
Câu 13: Cacbonhyđrat gồm các loại:
A. đường đôi, đường đơn, đường đa C. Đường đơn, đường đôi
B. đường đôi, đường đa D. đường đơn, đường đa
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân biệt giữa động vật với thực vật?
A. Tế bào có thành bằng chất xen lulôzơ C. Khả năng tự di chuyển
B. Khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi?
A. Nhóm amin của các axit amin
B. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin
C. Liên kết peptit
D. Nhóm R của các axit amin
Câu 16: Thành phần hoá học của Ribôxôm gồm?
A. Lipit, ADN và ARN C. ADN, ARN và nhiễm sắc thể
B. ADN, ARN và prôtêin D. Prôtêin, ARN
Câu 17: Động vật có vai trò nào sau đây ?
A. Làm tăng lượng ô xy của không khí
B. Cung cấp thực phẩm cho con người
C. Tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 18: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó:
A. Không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh
B. Ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt
C. Dễ thực hiện trao đổi chất
D. Dễ di chuyển
Câu 19: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ lưới nội chất hạt:
A. Hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống
B. Có ri bôxom bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có ri bôxoom bám ở ngoài màng
C. Nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không
D. Có đính các hạt ri bô xôm, còn lưới nội chất trơn không có
Câu 20: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên:
A. Lipit, enzym C. Glucôzơ, tinh bột, vitamin
B. Prôtêin, vitamin D. Đại phân tử hữu cơ
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 – Đề 5
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
C |
B |
A |
C |
D |
A |
D |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
A |
D |
B |
D |
B |
B |
D |
D |
……………………..
……………………..
……………………..