Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1: Điền vào câu sau: Các vật thể sống đang tồn tại trên Trái Đất là ….. (Đ: những hệ khép kín, M: những hệ mở), có cơ sở vật chất chủ yếu là …. (P: các đại phân tử prôtêin, N: các đại phân tử axit nucleic, PN: các đại phân tử prôtêin và axit nucleic) có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích lũy thông tin di truyền.
A. Đ, PN
B. M, P
C. M, N
D. M, PN
Câu 2: Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:
A. Mêtan (CH4) và amôniac (NH3)
B. Oxy (O2) và nitơ (N2)
C. Xianôgen (C2N2)
D. Hơi nước (H2O)
Câu 3: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:
A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép
B. Tác động của các enzim và nhiệt độ
C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, …)
D. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm.
Câu 4: Côaxecva là:
A. Các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O như saccarit lipit.
B. Các hợp chất có 2 nguyên tố C và H (cacbua hiđrô).
C. Các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo.
D. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ.
Câu 5: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:
A. Bị cây hạt trần cạnh tranh
B. Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ
C. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt
D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú
Câu 6: Mầm mống những cơ thể đầu tiên được hình thành trong giai đoạn:
A. Tiến hoá hoá học
B. Tiến hoá lí học
C. Tiến hoá tiền sinh học
D. Tiến hoá sinh học
Câu 7: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:
A. Các hoá thạch
B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá
C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay
D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín
Câu 8: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
Câu 9: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A. hạn chế.
B. rộng.
C. vừa phải.
D. hẹp.
Câu 10: Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ
A. hợp tác.
B. cạnh tranh.
C. hãm sinh(ức chế – cảm nhiễm).
D. kí sinh.
Đáp án và thang điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | C | D | C |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | B | B | D |
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 2
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Thuộc tính nào dưới đây không phải là của các côaxecva:
A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch
B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại
C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới
D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:
A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
B. Tạo thành các côaxecva
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
Câu 4: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC – 30o
C. Khoảng nhiệt độ này gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng giới hạn trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng giới hạn dưới.
Câu 5: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa
(1) Chim sáo và trâu rừng
(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu
(3) Chim mỏ đỏ và linh dương
(4) Cá ép với cá mập.
Trả lời đúng là:
A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (2) và (4).
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:
A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà
B. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền
C. Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền
D. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương
Câu 7: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 8: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là
A. 20oC.
B. 25oC.
C. 30oC.
D. 35oC.
Câu 9: Loài thuỷ sinh vật có giới hạn sinh thái rộng nhất đối với nồng độ muối sống ở
A. cửa sông.
B. biển gần bờ.
C. xa bờ biển trên lớp nước mặt.
D. biển sâu.
Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 11: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
A. Bọ cạp tôm
B. Nhện
C. Cá chân khớp và da gai
D. Tôm ba lá
Câu 12: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. yếu tố hữu sinh.
B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm.
D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 13: Nơi ở là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 14: Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 15: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây.
C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây.
Câu 16: Nhịp sinh học là
A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.
B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.
D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
Câu 17: Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu
A. mùa.
B. tuần trăng.
C. thuỷ triều.
D. ngày đêm.
Câu 18: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là
A. cá sấu, ếch đồng, giun đất.
B. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép.
C. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.
D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu.
Câu 19: Quần thể là một tập hợp cá thể
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 20: Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ
A. hợp tác
B. cạnh tranh
C. hãm sinh (ức chế – cảm nhiễm)
D. hội sinh
Câu 21: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 22: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. trước sinh sản.
B. đang sinh sản.
C. trước sinh sản và đang sinh sản.
D. đang sinh sản và sau sinh sản
Câu 23: Sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú là đặc điểm của thời đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh), sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát là đặc điểm của đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh) và sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật sau khi được vi khuẩn, tảo xanh và đại y chuẩn bị là điểm đáng chú ý nhất của đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh):
A. M, T, C
B. C, T, M
C. T, C, M
D. T, M, C
Câu 24: Nếu mật độ cá thể của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 25: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 26: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là
A. tuổi sinh thái.
B. tuổi sinh lí.
C. tuổi trung bình.
D. tuổi quần thể
Câu 27: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 28: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 29: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 30: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên
A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
Đáp án và thang điểm
Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | D | C | A | C | B | C | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | B | C | A | D | A | B | D | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | C | D | A | C | B | A | C | A | B |
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
Câu 1: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kỳ là:
A. Số lượng mèo rừng tăng ⇒ số lượng thỏ tăng theo.
B. Số lượng mèo rừng giảm ⇒ số lượng thỏ giảm theo.
C. Số lượng thỏ tăng ⇒ số lượng mèo rừng tăng theo
D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào một thời điểm.
Câu 2: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết:
A. Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
B. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
C. Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
D. Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khac nhau trong ngày.
D. Cạnh tranh khác loài.
Câu 4: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ:
A. cộng sinh
B. trung tính
C. Hội sinh
D. ức chế- cảm nhiễm
Câu 5: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:
A. Cạnh tranh (về nơi đẻ)
B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)
C. Hội sinh
D. ức chế – cảm nhiễm.
Câu 6: Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do
A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm
B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C. cá khai thác quá mức động vật nổi.
D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
Câu 7: Hai loài ếch sống trong cùng một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ
A. hội sinh
B. con mồi – vật dữ
C. ức chế – cảm nhiễm
D. cạnh tranh
Câu 8: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Tỷ lệ nhóm tuổi
B. Tỷ lệ tử vong
C. Tỷ lệ đực cái
D. Độ đa dạng
Câu 9: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?
A. Hải quỳ
B. Vi khuẩn lam
C. Rêu
D. Tôm
Câu 10: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.
C. Sâu bọ sống trong các tổ mối
D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
Đáp án và thang điểm
Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | D | C | D |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | D | D | B | D |