Top 5 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Hóa Chuyên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Đề tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên

Môn thi: Hóa học

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (2 điểm)

a/ Tại sao CO2 được dùng để giập tắt đám cháy?

b/ Viết phương trình phản ứng và giải thích các hiện tượng hóa học sau:

– Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí.

– Trong phòng thí nghiệm, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ người ta dùng bột lưu huỳnh rắc lên nhiệt kế bị vỡ.

– Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2, để khử độc người ta xịt vào không khí dung dịch NH3.

Câu 2. (2 điểm)

1. Cho hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y, khí Z và chất rắn A. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được khí B. Sục từ từ khí B vào dung dịch nước vôi trong dư thu được kết tủa D. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y thì thu được chất rắn E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định thành phần các chất trong Y, Z, A, B, D, E, G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

2. Cho hỗn hợp khí gồm CO2, C2H4, C2H2, C2H6. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp .

Câu 3. (2 điểm)

1. Cho các hóa chất và dụng cụ gồm: Canxi cacbua, nước cất, nước brom, ống nghiệm có nhánh, ống nghiệm, ống dẫn, nút cao su, ống nhỏ giọt, chậu thủy tinh, giá đỡ. Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau :

– Điều chế khí axetilen.

– Thu khí axetilen.

– Phản ứng cộng của axetilen.

2.

Hình trên chứng minh tính chất vật lí gì của khí hiđroclorua? Giải thích hiện tượng trên.

Câu 4. (2 điểm)

Hoà tan 34,2 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3 vào trong 1 lít dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư 25% axit. Cho dung dịch tạo thành tác dụng với dung dịch NaOH 1M sao cho vừa đủ đạt kết tủa bé nhất.

1. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.

2. Tính thể tích của dung dịch NaOH 1M đã dùng.

Câu 5. (2 điểm)

Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ X (MX < 78) chứa C, H, O, N thu được CO2, H2O và N2. Biết số mol H2O bằng 1,75 lần số mol CO2; tổng số mol CO2 và H2O bằng 2 lần số mol O2 tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử của X.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1.

1. a

Khí CO2 nặng hơn không khí và không tác dụng với oxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí. Do đó CO2 được dùng để giập tắt các đám cháy.

Tuy nhiên với các đám cháy có kim loại mạnh (ví dụ: Mg) thì không được giập lửa bằng CO2 do sẽ làm các đám cháy trở nên nghiêm trọng hơn. Do:

  2Mg + CO2 2MgO + C

Cacbon sinh ra lại tiếp tục cháy:

  C + O2 CO2

1. b

– Trong tự nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng lại không có sự tích tụ H2S trong không khí. Vì H2S phản ứng với O2 trong không khí ở điều kiện thường:

  2H2S + O2 → 2S + 2H2O

– Trong phòng thí nghiệm, khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ người ta dùng bột lưu huỳnh rắc lên nhiệt kế bị vỡ. Vì Hg rất độc, lại dễ bay hơi. Trong khi đó S có thể tác dụng với Hg ở điều kiện thường tạo ra HgS không bay hơi, giúp dễ xử lý hơn.

  Hg + S → HgS

– Trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2, để khử độc người ta xịt vào không khí dung dịch NH3. Do:

  2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl;

  NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (tt)

Câu 2.

1. Các Phương trình hóa học:

Cho X vào HCl dư:

  Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

  Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Dung dịch Y gồm AlCl3, MgCl2, FeCl2, HCl dư.

Khí Z là H2; Chất rắn A là Cu.

Hòa tan A bằng H2SO4 đặc, nóng, dư:

  Cu + 2H2SO4 (đặc)

CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

Khí B là SO2. Cho B vào nước vôi trong dư:

  SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3↓ + H2O

Kết tủa D là CaSO3

Cho từ từ dd NaOH đến dư vào Y

  NaOH + HCl → NaCl + H2O

  3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl

  2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl

  2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

  NaOH dư + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O

Chất rắn E là Mg(OH)2, Fe(OH)2

Nung E ta được G là MgO, Fe2O3.

  4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O

  Mg(OH)2 MgO + H2O

2.

– Dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư

  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O

Lọc tách kết tủa, cho phản ứng với HCl thu lấy CO2 thoát ra:

  CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

– Hỗn hợp khí còn lại (C2H4, C2H2, C2H6) dẫn thật chậm qua dung dịch AgNO3 / NH3 có dư :

  C2H2 +2 AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2 ↓ + 2NH4NO3

  Hoặc C2H2 + Ag2O

C2Ag2 ↓ + H2O

Lọc tách kết tủa rồi cho tác dụng với dung dịch HCl. Thu khí C2H2 thoát ra:

  C2Ag2 + 2HCl → C2H2↑ + 2AgCl ↓

– Hỗn hợp còn lại gồm C2H4 và C2H6 cho lội chậm qua dung dịch brom (dư), C2H4 có phản ứng, bị giữ lại. Khí C2H6 không phản ứng với dung dịch brom thoát ra ngoài ,thu khí C2H6

  C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Cho bột Zn (dư) vào bình chứa dung dịch trên và đun nhẹ, thu khí C2H4

  C2H4Br2 + Zn C2H4 ↑ + ZnBr2

Câu 3.

1.

– Điều chế axetilen:

Cho vào ống nghiệm có nhánh 1 – 2 mẩu canxi cacbua. Đặt ống nghiệm lên giá. Đậy miệng ống nghiệm có nhánh bằng nút cao su có ống nhỏ giọt. Nhỏ từng giọt nước từ ống nhỏ giọt vào ống nghiệm, nước chảy xuống tiếp xúc với canxi cacbua, khí axetilen được tạo thành.

  CaC2 + 2H2O → C2H2 ↑ + Ca(OH)2

– Thu axetilen vào ống nghiệm:

Cho đầy nước vào một ống nghiệm, úp ngược ống nghiệm vào chậu đựng nước, luồn đầu ống dẫn vào miệng ống nghiệm chứa nước. Axetilen đẩy nước trong ống nghiệm ra, khi ống nghiệm đầy khí, lấy ống nghiệm ra, dùng nút cao su đậy miệng ống nghiệm lại.

– Phản ứng cộng của axetilen:

Cho đầu thủy tinh của ống dẫn khí axetilen sục vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch brom, màu của dung dịch brom nhạt dần do axetilen tác dụng với brom.

  C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

2. Thí nghiệm trên chứng minh tính dễ tan của hiđroclorua trong nước.

Hiện tượng thí nghiệm: Nước trong chậu theo ống thủy tinh phun vào bình thành những tia nước màu đỏ.

Giải thích hiện tượng:

Khí hiđroclorua tan nhiều trong nước, tạo ra sự giảm mạnh áp suất trong bình, áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí HCl đã hòa tan.

Dung dịch thu được là axit nên làm dung dịch quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 4.

Gọi x; y lần lượt là số mol Al2O3 và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.

Theo bài ra: mhh = 34,2 gam → 102x + 160y = 34,2 (1)

Số mol HCl ban đầu = 2.1 = 2 mol

Số mol HCl dư = = 0,5 mol → Số mol HCl phản ứng = 1,5 mol.

Phương trình hóa học:

  

Từ 2 Phương trình hóa học suy ra: 6(x + y) = 1,5 (2)

Từ (1) và (2) suy ra x = 0,1 mol ; y = 0,15 mol

a) Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp:

mAl2O3 = 0,1.102 = 10,2 gam ;

mFe2O3 = 34,2 – 10,2 = 24 gam.

b) Dung dịch sau phản ứng có chứa: AlCl3 0,2 mol; FeCl3 0,3 mol và HCl dư 0,5 mol.

Phương trình hóa học xảy ra:

  HCl + NaOH → NaCl + H2O

  AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl

  FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

  Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Để khối lượng kết tủa bé nhất thì Al(OH)3 tan hết trong NaOH, do đó kết tủa chỉ có Fe(OH)3

Từ các Phương trình hóa học trên suy ra:

Tổng số mol NaOH cần dùng = nHCl dư + 4.nAlCl3 + 3.nFeCl3

             = 0,5 + 4. 0,2 + 3.0,3

             = 2,2 mol

Vậy thể tích dung dịch NaOH cần dùng = 2,2/1 = 2,2 lít.

Câu 5.

Đặt CTPT X là: CxHyOzNt (giả sử: 1 mol)

Mặt khác tổng số mol CO2 và H2O bằng 2 lần số mol O2 tham gia phản ứng:

Từ (1) và (2) ⇒ x : y : z = 2:7:2

Công thức phân tử của X có dạng: (C2H7O2Nt)n

Vì MX < 78 nên ⇒ (63 + 14t).n < 78

Chỉ có n = 1 và t = 1 là thỏa mãn.

CTPT của X là : C2H7O2N

box-most-viewed-courses

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1074

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống