Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
Thời gian: 60 phút
Đề bài:
Câu I (2,0 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
Câu II (2 điểm): Có 4 lọ đựng 4 chất bột màu trắng riêng biệt: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng H2O và dd HCl. Hãy phân biệt từng lọ. Viết phương trình hóa học?
Câu III (2 điểm): Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình hóa học khi cho:
1) Na vào dd CuSO4.
2) Dây Cu vào dd AgNO3.
3) dd CH3COOH vào Cu(OH)2.
Câu IV (2 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp bột các kim loại: Fe, Al cần V lít dd H2SO4 0,5 M thu được dd A và 8,96 lít H2 (đktc).
1) Viết PTHH xảy ra.
2) Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
3) Tính nồng độ mol/lit của từng chất tan trong dd A (coi thể tích của dd không đổi).
Câu V (2 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 12 gam chất hữu cơ X chứa các nguyên tố: C, H, O thu được 13,44 l CO2 (đktc) và 14,4 g H2O.
1) Hãy xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng mol của X là 60 (g/mol).
2) Viết công thức cấu tạo của X, biết X có nhóm – OH.
(Cho biết: Al = 27 ; Fe = 56 ; C = 12 ; H = 1 ; O = 16 )
Đáp án & Thang điểm
Câu I
1) 4Na + O2 → 2Na2O
2) Na2O + H2O → 2NaOH
3) CO2 + 2NaOH (dư) → Na2CO3 + H2O
4) CO2 (dư) + NaOH → NaHCO3
Câu II.
– Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn.
– Hòa tan từng chất vào nước
+ Nếu chất rắn bị hòa tan → dd NaCl và dd Na2CO3 (nhóm I)
+ Nếu chất rắn không bị hòa tan → CaCO3 và BaSO4 (nhóm II)
– Phân biệt các dung dịch nhóm I: Dùng dung dịch HCl
+ Nếu có sủi bọt khí → Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 (↑) + H2O
+ Nếu không có hiện tượng → NaCl
– Phân biệt nhóm II: Dùng dung dịch HCl
+ Nếu chất rắn tan dần, có khí thoát ra → CaCO3
CaCO3 (↓) + 2HCl → CaCl2 + CO2 (↑) + H2O
+ Nếu không có hiện tượng gì → BaSO4.
– Dán nhãn từng lọ.
Câu III
1) Hiện tượng: Có sủi bọt khí, mẩu Na tan dần, xuất hiện kết tủa xanh.
PTHH:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (↑)
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 (↓ xanh) + Na2SO4.
2) Hiện tượng: Có chất rắn màu xám bám vào dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh lam.
PTHH:
3) Hiện tượng: Cu(OH)2 tan dần tạo dung dịch.
PTHH:
Cu(OH)2 (r) + 2CH3COOH (dd) → (CH3COO)2Cu (dd) + 2H2O
Câu IV
1) PTHH:
2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑) (1)
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 (↑) (2)
2) Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x (mol) và y (mol)
Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.
Dung dịch A gồm Al2(SO4)3 và FeSO4
Theo PTHH (1) có:
Câu V
1/ Gọi CTPT của X có dạng CxHyOz
Vậy công thức đơn giản nhất của X là: (C3H8O)n
MX = 60 (g/mol) → 60n = 60 → n = 1.
Công thức phân tử của X là: C3H8O.
2/ X có nhóm – OH nên công thức cấu tạo của X là:
CH3 – CH2 – CH2 – OH hoặc
box-most-viewed-courses