Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Đề thi vào lớp 10 môn Hóa học
Thời gian: 60 phút
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; H = 1; N = 14; S = 32; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Ag = 108; Zn = 65; Si = 28; Cl = 35,5; Ba = 137.
A. Phần trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào 1 trong các chữ A, B, C, D phương án chọn đúng.
Câu 1. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. CuO, CuSO4, SO2.
B. Al, Fe2O3, HCl.
C. H2SO4, FeSO4, CO2.
D. KCl, MgSO4, SO2.
Câu 2. Hãy chọn một thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch không màu chứa trong 3 lọ bị mất nhãn: BaCl2, Na2CO3, NaCl.
A. dd HCl.
B. dd H2SO4.
C. dd AgNO3.
D. Quỳ tím.
Câu 3. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối AlCl3 có lẫn CuCl2?
A. Zn.
B. Mg.
C. Al.
D. AgNO3.
Câu 4. Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước – người ta dẫn khí này qua dung dịch?
A. NaOH đặc.
B. H2SO4 đặc.
C. Ca(OH)2 dư.
D. NaCl.
Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng:
Chất Z có công thức là
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Fe(OH)2
Câu 6. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc một cách an toàn phải
A. cho nước từ từ vào axit.
B. đổ nhanh nước vào axit.
C. cho từ từ axit vào nước.
D. đổ thật nhanh axit vào nước.
Câu 7. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được cặp kim loại nào sau đây?
A. Fe, Cu.
B. Al, Fe.
C. Mg, Fe.
D. Fe, Ag.
Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 3,25 gam một kim loại M (hóa trị II) bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Kim loại M là
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Ca
Câu 9. Biết nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo gồm 3 lớp electron và lớp ngoài cùng có 5 electron. Vậy X thuộc
A. nhóm III, chu kỳ 3.
B. nhóm V, chu kỳ 5.
C. nhóm III, chu kỳ 5.
D. nhóm V, chu kỳ 3.
Câu 10. Hãy chỉ ra những cặp chất có thể làm mất màu dung dịch brom?
A. CH4, C2H4,
B. C2H4, C6H6,
C. C2H4, C2H2,
D. CH4, C6H6.
Câu 11. Pha 8 lít rượu etylic với 12 lít nước thu được dung dịch có độ rượu là
A. 15°
B. 60°
C. 40°
D. 66,66°.
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol là 2 : 1. Vậy công thức của X là
A. C2H4
B. C2H6
C. C3H8
D. C2H2
Câu 13. Để thu được 44,8 lít khí H2 (đktc) thì lượng Na cho phản ứng với rượu etylic dư là
A. 23g.
B. 92g.
C. 46g.
D. 9,2g.
Câu 14. Nhóm chất đều phản ứng với Na là
A. CH3COOH, C6H6
B. C4O10, C2H5OH
C. H2O, C2H5OH
D. C2H5OH, C2H2
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 40 ml rượu etylic chưa rõ độ rượu thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc), (Drượu = 0,8 gam/ml). Vậy rượu etylic có độ rượu là
A. 57,5°
B. 46°
C. 60°
D. 68,5°
Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hiđrocacbon A thu được 6,72 lít CO2 và 5,4 gam hơi nước (các thể tích khí và hơi đo ở đktc). Công thức phân tử của A là
A. C3H8
B. C4H8
C. C2H4
D. C3H6
B. Phần tự luận
Câu 1. (1,5 điểm)
Viết các PTHH thực hiện các chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5
Câu 2. (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học nhận biết 3 khí không màu: C2H4, CO2, CH4 chứa trong các bình mất nhãn.
Câu 3. (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 10,6 gam Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH 0,5M.
1. Viết phương trình hóa học xảy ra và gọi tên muối tạo thành.
2. Tính
a/ Thể tích khí thoát ra ở đktc.
b/ Thể tích dung dịch CH3COOH đã phản ứng.
3. Dẫn toàn bộ lượng khí thoát ra ở trên vào bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 0,1M. Tính khối lượng muối tạo thành (biết: Na = 23; C = 12).
Đáp án & Thang điểm
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1. C
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
CO2 + 2NaOH (dư) → Na2CO3 + H2O
Câu 2. B
Sử dụng dung dịch H2SO4:
+ Có kết tủa trắng xuất hiện → BaCl2
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 (↓ trắng) + 2HCl
+ Có khí thoát ra → Na2CO3
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O
+ Không có hiện tượng xuất hiện → NaCl
Câu 3. C
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu (↓)
Sử dụng một lượng dư Al sẽ làm sạch được muối AlCl3 có lẫn CuCl2.
Câu 4. B
Dung dịch được dùng để làm khô SO2 phải hút nước nhưng không tác dụng với SO2. Vậy H2SO4 đặc thỏa mãn.
Câu 5. A
Câu 6. C
Để pha loãng axit sunfuric đặc một cách an toàn phải cho từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh.
Câu 7. B
Dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được hai kim loại Al và Fe.
Hiện tượng:
+ Kim loại tan dần, có khí thoát ra → kim loại Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (↑)
+ Không có hiện tượng gì → kim loại Fe.
Câu 8. A
Câu 9. D
X có 3 lớp electron → thuộc chu kỳ 3
X có 5 electron lớp ngoài cùng → thuộc nhóm VA.
Câu 10. C
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4
Câu 11. C
Câu 12. D
Câu 13. B
Câu 14. C
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2(↑)
2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2 (↑)
Câu 15. A
Câu 16. D
Đặt công thức phân tử của A là CxHyOz
B. Phần tự luận
Câu 1. Mỗi phương trình hóa học 0,5 điểm
Câu 2.
– Đánh số thứ tự từng bình mất nhãn.
– Dẫn lần lượt từng khí qua ống nghiệm đựng dung dịch brom, nếu dung dịch brom nhạt màu dần đến mất màu → C2H4.
C2H4 + Br2 → C2H4Br2
– Hai khí còn lại không làm mất màu dung dịch brom. Dẫn lần lượt từng khí qua ống nghiệm đựng nước vôi trong.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng → CO2.
CO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaCO3 (↓ trắng) + H2O
+ Không hiện tượng → CH4.
– Dán nhãn từng lọ chứa khí.
Câu 3.
1. Na2CO3 + 2CH3COOH → 2CH3COONa + CO2 (↑) + H2O
Muối tạo thành: CH3COONa: natri axetat.
2. Số mol Na2CO3 là:
→ Sau phản ứng CO2 và NaOH hết thu được muối NaHCO3
box-most-viewed-courses