Chương 2: Hệ sinh thái

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 49 trang 148 ngắn nhất: – Ngoài các ví dụ trong SGK, hãy lấy thêm 1 ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.

   – Theo em, khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã?

Trả lời:

   – Ví dụ: Mùa đông lạnh dẫn đến nguồn thức ăn cạn kiệt làm cho số lượng thỏ trong khu rừng giảm.

   – Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được không ở mức nhất định phù hợp với khả năng của môi trường thì tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 1 trang 149 Sinh học 9 ngắn nhất: Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?

Trả lời:

   – Quần xã sinh vật: là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

   – Quần xã sinh vật gồm nhiều loài từ nhiều quần thể sinh vật. Quần thể sinh vật chỉ gồm 1 loài.

Câu 2 trang 149 Sinh học 9 ngắn nhất: Hãy lấy ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

   – Kể tên các loài trong quần xã sinh vật đó.

   – Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?

   – Nêu khu vực phân bố của quần xã sinh vật.

Trả lời:

Ví dụ: Đồng cỏ là một quần xã, gồm có các quần thể: cỏ, cây bụi, thỏ, chuột, rắn, mèo rừng, giun đất, động vật không xương sống, nấm, vi sinh vật…

   – Cỏ, cây bụi là thức ăn cho thỏ, chuột

   – Thỏ, chuột là thức ăn cho rắn và mèo rừng

   – Giun đất giúp cho đất tơi xốp

   – Các dạng động vật không xương sống cùng với nấm cộng sinh, làm gia tăng hệ thống rễ, phá vỡ các loại đất cứng, làm giàu nó với urê và các loại phân bón tự nhiên khác, giữ lại nước và khoáng chất và thúc đẩy sự phát triển

   – Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho thực vật.

Câu 3 trang 149 Sinh học 9 ngắn nhất: Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật.

Trả lời:

   – Số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số:

       + Độ đa dạng là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.

       + Độ nhiều được thể hiện qua mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

       + Độ thường gặp là tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

   – Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua:

       + Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

       + Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.

Câu 4 trang 149 Sinh học 9 ngắn nhất: Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.

Trả lời:

   – Cân bằng sinh học là hiện tượng số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

   – Ví dụ: Mùa đông, thức ăn cạn kiệt nên số lượng thỏ rừng giảm. Đến mùa xuân, tiết trời ấm áp, nguồn thức ăn dồi dào trở lại nên số lượng thỏ rừng tăng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1078

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống