Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 10
Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Câu 1: Xác định trên hình 7.2 (trang 26 – SGK) và bản đồ Các mạng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa, bản đồ Tự nhiên Thế giới các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.
Lời giải:
a. Các vành đai động đất chính trên thế giới:
– Vành đai động đất phía tây lục địa châu Mĩ.
– Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
– Vành đai động đất từ Địa Trung Hải qua Nam Á đến quần đảo In-đô-nê-xi-a.
– Vành đai động đất bờ tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin.
b. Các vành đai núi lửa tập trung
– Vành đai núi lửa phía tây lục địa Bắm Mĩ và Nam Mĩ.
– Vành đai núi lửa giữa Đại Tây Dương.
– Vành đai núi lửa từ Địa Trung Hải, qua Nam Á đến quần đảo In-đô-nê-xi-a
– Vành đai núi lửa bờ Tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin.
c. Các vùng núi trẻ
– Mạch núi trẻ Cóoc-đi-e, An-đét ở bờ Tây của các lục địa Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
– Vùng núi trẻ An-pơ, Py-rê-nê, Cáp-ca ven Địa Trung Hải.
– Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở Ấn Độ, dãy Tê-nat-xê-rim ở Đông Nam Á.
Nội dung thực hành
Bài 2 trang 37 sgk Địa Lí 10: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: phong hóa, vận chuyển, bồi tụ.
Lời giải:
Quá trình phong hóa tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển. Bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.