Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 10
Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 18: Sinh quyên. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trang 68 sgk Địa Lí 10: Nhiệt độ giảm và lương mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi An-pơ?
Trả lời:
– Rừng hỗn hợp
– Rừng lá kim
– Cỏ và cây bụi
– Đồng cỏ núi cao
Trang 68 sgk Địa Lí 10: Hãy tìm một sô ví dụ chứng tố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố động vật.
Trả lời:
Thực vật là cỏ thì có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.
Câu 1: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
Lời giải:
– Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ các sinh vật sinh sống.
– Sinh vật không phân bố đều khắp sinh quyển mà chỉ tập trung vào một lớp dày khoảng vài chục mét. Đây là nơi chủ yếu có thực vật mọc.
Câu 2: Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Lời giải:
– Khí hậu là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
– Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
– Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi.
– Sinh vật: Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối tới sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
– Con người: Làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi,…
Câu 3: Hãy tìm nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương em.
Lời giải:
– Có thể nêu một số nguyên nhân phổ biến như: săn giết, đánh bắt quá mức, có tính hủy diệt (bắt động vật trong mua sinh đẻ, tiêu diệt động vật nhỏ, sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như xung điện, chất nổ,…), đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi,…