Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 10
Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 25: Thực hành: Phân tích bản đồ phân nố dân cư thế giới giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Nội dung thực hành
Dựa vào hình 25 (trang 98 – SGK) hoặc bản đồ Phân bố dân cư và các đô thị lớn trên thế giới và bảng 22:
a, Hãy xác định các khi vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc
b, Tại sao lại có sự phân bố dân cư không đồng đều như vậy?
Trả lời:
a) Các khu vực thưa dân
– Các đảo ven vòng cực Bắc, Ca-na-da, Nga (phần châu Á), đảo Grin-len (Đan Mạch).
– Miển tây lục địa Bắc Mĩ, Trung Á, miền tây Trung Quốc.
– Bắc Phi, Tây Á, Tây Úc.
– A-ma-dôn, Công-gô,
b) Các khu vực tập trung dân cư đông đúc
– Khu vực châu Á gió mùa (miền đông Trung Quốc, Đông Nam Á, Nam Á), đồng bằng sông Nin, sông Ni-giê.
– Miền Tây Âu, Trung Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Nam Bra-xin.
c) Giải thích sự phân bố dân cư không đồng đều
– Do tác động của các nhân tố tự nhiên
+ Khí hậu: Dân cư thường tập trung đông ở nơi có khí hậu ôn hoà, ấm áp vùng ôn đới và nhiệt đới), thưa thớt 1 nơi có khí hậu khắc nghiệt (sa mạc, vùng cực. mưa quá nhiều ở vùng rừng rậm xích đạo,…).
+ Nguồn nước: Nguồn nước dồi dào thu hút dân cư (như 1 châu thổ các sông lớn).
+ Địa hình, đất đai: Dân cư thường tập trung đông đúc ở nơi có địa hình bằng phẩng, đất đai màu mỡ; ngược lại, các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
+ Tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
+ Do tác động cùa nhân tố kinh tế – xã hội (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, càng chế ngự được nhiều khó khăn của tự nhiên, để bố trí dân cư (ngày nay, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ở những vùng quanh năm bang giá, vùng núi cao hay hoang mạc,…).
+ Tính chất nền kinh tế: Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chấ của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn là với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân số cao thấp khác nhau tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Trong nông nghiệp cũng tương tự, việc canh tác lúa nước cần nhiều lao động nên dân cư tập trung đông đúc.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những khu vực khai thác lâu đời (các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, đồng bằng Tây Âu,…) có dân cư đông đúc hơn nhũng khu vực mới khai thác (ở Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a,…).
+ Các dòng chuyển cư: Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động,đến bốc tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân số của Bắc Mĩ, Mĩ La-tinh và Ô-xtrây-li-a tâng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lổ từ châu Âu và châu Phi tới.