Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Địa Lí Lớp 10 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10
- Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 10
Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:
Trang 32 sgk Địa Lí 10: Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất?
Trả lời:
Vì ở trên bề mặt Trái Đất, đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển.
Trang 32 sgk Địa Lí 10: Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?
Trả lời:
– Vì ở hoang mạc và bán hoang mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm. Nơi có khí hậu lạnh, thường có sự đóng băng của nước; khi đóng băng, thể tích của nước tăng lên làm dãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn.
Trang 34 sgk Địa Lí 10: Hãy kể tên một vài dạng địa hình cácxtơ mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ một vài dạng địa hình cácxtơ mà em biết: hang động (động Phong Nha, các hang động trẽn núi đá vôi ở Vinh Hạ Long,…), cánh đồng cácxtơ, giếng nước cácxtơ, đá tai mèo,…
Câu 1: Ngoại lực là gì? Vì sao nổi nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời?
Lời giải:
– Ngoại lực:
+ Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
+ Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
+ Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,…), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật (động, thực vật) và con người.
+ Ngoại lực có tác động rất lớn trong quá trình làm biến đổi địa hình.
– Nói nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời vì: dưới tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,…) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ mặt trời.
Câu 2: Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học?
Lời giải:
– Phong hóa lí học chỉ làm đá vỡ vụn mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
– Phong hóa hóa học làm cho đá bị biến đổi cả thành phần hóa học và khoáng vật.
– Phong hóa sinh học làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
Câu 3: Hãy nêu một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động phá hủy đá.
Lời giải:
Một vài hoạt động kinh tế của con người có tác động phá hủy đá: khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, thải chất hóa học vào môi trường, phá trụi lớp phủ thực vật….