Chương 8: Địa lí công nghiệp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 32 trang 121: Kết hợp bảng trên với các hình 32.3, 32.4, em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới.

Trả lời:

– Công nghiệp khai thác dầu mỏ tập trung ở các nước giàu tài nguyên dầu mỏ như khu vực Trung Đông, khu vực Bắc Phi, Nga, Trung Quốc.

– Công nghiệp điện tập trung ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa như Na Uy, Ca-na-da, Thụy Điển, Phần Lan, Hoa Kì,…

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 32 trang 124: Dựa vào hình 32.5, em hãy cho biết các nước khai thác quặng sắt và sản xuất thép chủ yếu trên thế giới.

Trả lời:

– Các nước khai thác quặng sắt chủ yếu: Trung Quốc, Bra-xin, Ô-xtray-li-a, Nga, Ấn Độ, U-crai-na, Hoa Kì, Ca-na-da, Thụy Điển, Vê-nê-xuê-la, Ca-dắc-xtan, I-ran, Thổ Nhĩ Kì, Hàn Quốc, Ai Cập, Đức, Pháp, Ca-na-da, Mê-hi-cô, Chi-lê.

– Các nước sản xuất thép chủ yếu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, Nga, Ấn Độ, U-crai-na, Bra-xin, I-ta-li-a, Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Thụy Điển.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 32 trang 125: Em hãy nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu.

Trả lời:

– Các nước khai thác quặng chủ yếu là ở các nước có trữ lượng quặng lớn, khai thác với mục đích xuất khẩu để thu ngoại tệ.

– Các nước sản xuất kim loại màu chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển và nhập khẩu quặng kim loại, bởi quá trình chế biến từ quặng ra kim loại màu phải trải qua các công đoạn phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn, chỉ có các quốc gia có ngành công nghiệp phát triển mới có thể sản xuất được.

Bài 1 trang 125 Địa Lí 10: Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 – 2000. Giải thích.

Trả lời:

– Cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng sử dụng củi gỗ, than đá và tăng tỉ trọng năng lượng nguyên tử và dầu khí, ngoài ra còn sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng mới.

– Tỉ trọng sử dụng củi gỗ và than đá giảm từ 14% và 57% (năm 1940) xuống còn 5% và 20% (năm 2000).

– Tỉ trọng sử dụng dầu khí và năng lượng nguyên tử, thủy điện tăng từ 26% và 3% (năm 1940) lên 54% và 14% (năm 2000).

– Tỉ trọng sử dụng củi gỗ và than đá ngày càng giảm do nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và lượng khí thải quá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Xu thế hiện đại hóa ngày càng phổ biến, các dạng năng lượng nguyên tử, thủy điện với chi phí thấp và chất lượng cao, ít gây ô nhiễm hơn được ưa chuộng để sử dụng. Các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo để thay thế.

Bài 2 trang 125 Địa Lí 10: Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.

Trả lời:

– Ngành luyện kim đen:

     + Tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen.

     + Là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động.

     + Nguyên liệu để tạo ra vật phẩm tiêu dùng.

     + Cung cấp vật liệu cho công nghiệp xây dựng.

– Ngành luyện kim màu:

     + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy, ô tô, máy bay, kĩ thuật điện.

     + Phục vụ cho công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế khác.

     + Kim loại màu quý, hiếm sử dụng làm trang sức, công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghiệp vũ trụ.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1173

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống