Đặc điểm chung của tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 8 trang 36: Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.

Trả lời:

a. Khí hậu

– Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm giảm tính lạnh khô vào mùa đông và nóng bức trong mùa hạ.

– Tạo nên khí hậu mát mẻ, trong lành cho các vùng ven biển của nước ta.

– Làm khí hậu nước ta có tính hải dương điều hòa.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

– Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô…

– Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

   + Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

• Diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 thế giới).

• Diện tích bị thu hẹp nhiều do nuôi thủy sản và cháy rừng…

• HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.

   + Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản:

   + Dầu khí có trữ lượng lớn và giá trị cao (Nam Trung Sơn và Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai, Sông Hồng…)

   + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan.

   + Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông nhỏ đổ ra biển)

   + Ngoài ra có: thiếc, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, đồng, điricon và các loại đất hiếm…

– Tài nguyên hải sản

   + Sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

   + Ven các đảo, nhất là tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

d. Thiên tai

– Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão trên Biển Đông kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

– Sạt lở bờ biển: Đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.

– Cát bay, cát chảy: Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 8 trang 36: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (bản đồ treo tường hoặc trong Atlat) vị trí các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?

Trả lời:

– Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

– Vinh Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng)

– Vịnh Xuân Đài (Phú Yên)

– Vịnh Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hòa).

Bài 1 trang 39 Địa Lí 12: Nêu khái quát về biển Đông.

Trả lời:

– Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2.

– Là biển tương đối kín, phía đông và phía nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

– Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản.

Bài 2 trang 39 Địa Lí 12: Hãy nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.

Trả lời:

a. Khí hậu

– Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao làm tăng độ ẩm các khối khí khi đi qua biển, làm giảm tính lạnh khô vào mùa đông và nóng bức trong mùa hạ.

– Tạo nên khí hậu mát mẻ, trong lành cho các vùng ven biển của nước ta.

– Làm khí hậu nước ta có tính hải dương điều hòa.

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

– Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô…

– Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

   + Hệ sinh thái rừng ngập mặn:

   

   • Diện tích 450.000 ha, riêng Nam Bộ là 300.000 ha (lớn thứ 2 thế giới).

   

   • Diện tích bị thu hẹp nhiều do nuôi thủy sản và cháy rừng…

   

   • HST rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, nhất là sinh vật nước lợ.

   + Hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

Bài 3 trang 39 Địa Lí 12: Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.

Trả lời:

a. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

– Tài nguyên khoáng sản:

   + Dầu khí có trữ lượng lớn và giá trị cao (Nam Trung Sơn và Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai, Sông Hồng…)

   + Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan.

   + Vùng ven biển thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông nhỏ đổ ra biển)

   + Ngoài ra có: thiếc, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, đồng, điricon và các loại đất hiếm…

– Tài nguyên hải sản

   + Sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

   + Ven các đảo, nhất là tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

b. Thiên tai

– Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão trên Biển Đông kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

– Sạt lở bờ biển: Đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.

– Cát bay, cát chảy: Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 917

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống