Chương II: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 23: Sông và hồ giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 70: Dựa vào lược đồ hình 59, hãy xác định lưu vực, các phụ lưu và chi lưu của con sông chính.

    Trả lời:

    -Lưu vực của hệ thống sông gồm toàn bộ diện tích tô màu xanh cùng với diện tích các sườn núi của hai dãy núi ở hai bên của hệ thống sông.

    -Hệ thống sông gồm ba phụ lưu và bốn chi lưu.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 70: Theo em, lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào?

    Trả lời:

    -Lưu lượng của một con sông là lớn hay nhỏ phụ thuộc vào:

         + Diện tích lưu vực.

         + Nguồn cung cấp nước.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 71: Qua bảng trên, hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng.

    Trả lời:

    -Diện tích lưu vực, tổng lượng nước, tổng lượng nước mùa lũ của sông Mê Công lớn hơn Sông Hồng.

    -Tổng lượng nước mùa cạn sông Hồng lớn hơn sông Mê Công.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 71: Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông.

    Trả lời:

    -Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

    -Phát triển giao thông vận tải đường thủy.

    -Xây dựng và phát triển các nhà máy thủy điện.

    -Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.

    -Thoát nước về mùa lũ.

    -Bồi đắp phù sa.

    -Cân bằng hệ sinh thái.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 72: Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ?

    Trả lời:

    – Căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới có hai loại hồ:

         + Hồ nước mặn.

         + Hồ nước ngọt.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 6 Bài 23 trang 72: Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì?

    Trả lời:

    – Một số hồ nhân tạo ở Việt Nam: Hồ Thác Bà, Hoà Bình, Dầu Tiếng, Đắc Lắc, Trị An,…

    – Tác dụng của các hồ nhân tạo:

         + Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

         + Phát triển các nhà máy thủy điện.

         + Điều hòa lượng nước về mùa cạn và mùa lũ.

         + Phát triển du lịch sinh thái.

    Bài 1 trang 72 Địa Lí 6: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?

    Trả lời:

    – Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông.

    – Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

    Bài 2 trang 72 Địa Lí 6: Sông và hồ khác nhau như thế nào?

    Trả lời:

    – Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

    – Hồ là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

    Bài 3 trang 72 Địa Lí 6: Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông?

    Trả lời:

    – Tổng lượng nước trong mùa cạn của một con sông là lượng nước tổng cộng của con sông đó trong các tháng mùa cạn.

    – Tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông là lượng nước tổng cộng của các tháng mùa mưa.

    Bài 4 trang 72 Địa Lí 6: Dựa vào bảng ở trang 71, hãy tính và so sánh tổng lượng nước (bằng m3) của sông Hồng và sông Mê Công trong mùa cạn và mùa lũ. Vì sao có sự chênh lệch đó?

    Trả lời:

    Sông Hồng Sông Mê Công
    Tổng lượng nước mùa cạn (%) 30 101,4
    Tổng lượng nước mùa lũ (%) 90 405,6

    -Tổng lượng nước mùa lũ và mùa cạn ở sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng do có diện tích lưu vực rộng lớn.

    -Tổng lượng nước mùa lũ ở mỗi sông đều lớn hơn rất nhiều tổng lượng nước trong mùa cạn do mùa lũ có nguồn cung cấp nước mưa, băng tuyết tan.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 974

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống