Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Cánh Diều: tại đây
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDQP 10.
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp sơ cứu nạn nhân bị đuối nước?
A. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
B. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn.
C. Cho nạn nhân uống nước mát, chờm nước mắt vào trán, gáy…
D. Hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được.
Đáp án à: C
– Các biện pháp sơ cứu nạn nhân bị đuối nước:
+ Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn.
+ Hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được.
+ Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 2. Khi sơ cứu cho nạn nhân bị ngất, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?
A. Nhanh chóng đưa nạn nhân vào chỗ thoáng, mát.
B. Kích thích các đầu ngón tay, ngón chân, giật tóc mai của nạn nhân.
C. Cởi bớt trang phục, nới lỏng quần áo.. cho máu dễ lưu thông.
D. Băng ép và cố định tạm thời nơi bị tổn thương.
Đáp án đúng là: D
– Các biện pháp sơ cứu nạn nhân bị ngất:
+ Đưa nạn nhân vào chỗ thoáng, mát; cởi cúc áo, quần,… để máu dễ lưu thông.
+ Kích thích vào các đầu ngón tay, ngón chân và giật tóc mai
+ Hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được thì chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 3. Khi sơ cứu cho nạn nhân bị say nóng, say nắng, chúng ta nên làm gì?
A. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát.
B. Không lại gần, để cho nạn nhân nghỉ ngơi thoải mái.
C. Đi thêm tất, găng tay cho nạn nhân để giữ ấm cơ thể.
D. Cho nạn nhân uống nước ấm, chườm nước ấm vào trán.
Đáp án đúng là: A
– Các biện pháp sơ cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng:
+ Cho nạn nhân vào nơi thoáng mát
+ Cởi và nới lỏng quần áo, tháo tất… cho nạn nhân dễ thở
+ Cho nạn nhân uống nhiều nước mát và chườm nước mát vào trán, gáy, nách, bẹn
+ Sau khi sơ cứu, chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 4. Không sử dụng kĩ thuật băng ép khi nạn nhân bị loài rắn nào cắn?
A. Rắn cạp nong.
B. Rắn hổ mang chúa.
C. Rắn biển.
D. Rắn lục.
Đáp án đúng là: D
– Không băng ép khi bị rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
Câu 5. Kĩ thuật gấp chi tối đa thường được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Bị chảy máu ở chi, vết thương không bị gãy xương.
B. Bị chảy máu ở chi, vết thương bị gãy xương.
C. Khi bị chảy máu nhiều, máu phụt thành tia.
D. Khi chảy máu ít, máu phụt thành tia.
Đáp án đúng là: A
– Gấp chi tối đa thường được sử dụng khi bị chảy máu chi, vết thương không bị gãy xương. Khi gấp chi tôi đa, các động mạch bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm máu ngưng chảy.
Câu 6. Sau khi garo, cứ 30 phút cần nới garo 1 lần và không để garo quá
A. 1 – 2 giờ.
B. 3 – 4 giờ.
C. 5 – 6 giờ.
D. 7 – 8 giờ.
Đáp án đúng là: B
Sau khi garo, cứ 30 phút cần nới garo 1 lần và không để garo quá 3 – 4 giờ.
Câu 7. Hình ảnh sau đây mô tả kĩ thuật băng vết thương nào?
A. Băng số 8.
B. Băng vòng xoắn.
C. Băng dấu nhân.
D. Băng hồi quy.
Đáp án đúng là: A
Hình ảnh trên mô tả kĩ thuật băng số 8 (hình 2.4, SGK, trang 80).
Câu 8. Kĩ thuật băng vết thương nào được mô tả trong hình ảnh dưới đây?
A. Băng dấu nhân.
B. Băng hồi quy.
C. Băng số 8.
D. Băng vòng xoắn.
Đáp án đúng là: D
Hình ảnh trên mô tả kĩ thuật băng vòng xoắn (hình 2.5, SGK, trang 80).
Câu 9. Hình ảnh sau đây mô tả kĩ thuật băng vết thương nào?
A. Băng dấu nhân.
B. Băng hồi quy.
C. Băng số 8.
D. Băng vòng xoắn.
Đáp án đúng là: A
Hình ảnh trên mô tả kĩ thuật băng dấu nhân (hình 2.6, SGK, trang 81).
Câu 10. Kĩ thuật băng vết thương nào được mô tả trong hình ảnh dưới đây?
A. Băng vòng xoắn.
B. Băng dấu nhân.
C. Băng hồi quy.
D. Băng số 8.
Đáp án đúng là: C
Hình ảnh trên mô tả kĩ thuật băng hồi quy (hình 2.7, SGK, trang 81).
Câu 11. “Làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân ngạt thở” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hô hấp nhân tạo.
B. Cố định xương gãy.
C. Băng vết thương.
D. Chuyển thương.
Đáp án đúng là: A
Hô hấp nhân tạo là làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân ngạt thở.
Câu 12. Bế, cõng, vác thường được áp dụng để chuyển thương trong trường hợp nào?
A. Vết thương nặng.
C. Di chuyển quãng đường dài.
C. Di chuyển quãng đường ngắn.
D. Nạn nhân bị tổn thương cột sống.
Đáp án đúng là: C
Bế, cõng, vác thường áp dụng cho trường hợp: vết thương nhẹ, không tổn thương cột sống, di chuyển quãng đường ngắn.
Câu 13. Trong trường hợp nào dưới đây, chúng ta nên vận dụng kĩ thuật chuyển thương bằng cáng?
A. Vết thương nặng, di chuyển quãng đường dài.
B. Vết thương nhẹ, di chuyển quãng đường ngắn.
C. Vết thương nhẹ, di chuyển quãng đường dài.
D. Vết thương nặng, di chuyển quãng đường ngắn.
Đáp án đúng là: A
Chuyển thương bằng cáng: áp dụng cho trường hợp vết thương nặng, di chuyển quãng đường dài.
Câu 14. Kĩ thuật chuyển thương nào được mô tả trong hình ảnh dưới đây?
A. Chuyển thương bằng cách bế.
B. Chuyển thương bằng cách cõng.
C. Chuyển thương bằng cách vác.
D. Chuyển thương bằng cáng.
Đáp án đúng là: A
Hình ảnh trên mô tả kĩ thuật chuyển thương bằng cách bế (hình 2.14, SGK, trang 84).
Câu 15. Hình ảnh dưới đây mô tả kĩ thuật chuyển thương nào?
A. Chuyển thương bằng cách bế.
B. Chuyển thương bằng cách cõng.
C. Chuyển thương bằng cách vác.
D. Chuyển thương bằng cáng.
Đáp án đúng là: C
Hình ảnh trên mô tả kĩ thuật chuyển thương bằng cách vác (hình 2.16, SGK, trang 85).