Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Khởi động trang 36 GDQP 10:

Lời giải:

– Một số loại vũ khí thường được sử dụng trong chiến tranh là: bom; đạn; mìn, súng,…

– Tác hại: gây sát thương người; tàn phá cơ sở vật chất…

Câu hỏi trang 37 GDQP 10:

Lời giải:

– Dựa vào màu sắc, hình dạng của từng loại vũ khí để phân biệt. Trong đó:

+ Hình a, hình b… thuộc nhóm bom

+ Hình c, hình d…. thuộc nhóm mìn

+ Hình e, hình g…. thuộc nhóm đạn

Câu hỏi trang 38 GDQP 10:

Lời giải:

Nội dung các ảnh hình 7.2:

– Ảnh a: hầm trú ẩn tránh bom đạn, vũ khí

– Ảnh b: sơ tán nhân dân nơi bị đánh bom

– Ảnh c: rà, phá, dò bom mìn

Câu hỏi trang 38 GDQP 10:

Lời giải:

Chúng ta cần hiểu rõ về cấu tạo, tác dụng của các loại bom, mìn để có cách phòng trách, xử lý đúng cách để bảo vệ an toàn cho bản thân ví dụ như: ngụy trang, lợi dụng địa hình để trú ẩn, đi đến nơi an toàn,…

Câu hỏi trang 38 GDQP 10:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Thiên tai

Tác hại

Biện pháp

Nên làm

Không nên làm

Lời giải:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Thiên tai

Tác hại

Biện pháp

Nên làm

Không nên làm

Bão

Phá hủy các công trình, nhà cửa, tài sản, …

– Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai

– Tích cực tham gia các chương trình, các buổi tuyên truyền về phòng, chống thiên tai

– Khi xảy ra thiên tai phải bình tĩnh nghe theo hướng dẫn của người lớn, của lực lực giúp đỡ

– Nắm được một số kĩ năng cơ bản như bơi, sơ cấp cứ ban đầu,…

– Lơ là, chủ quan khi biết được thông tin về thiên tai

– Hoảng loạn, tự ý hành động mà không nghe theo sự hướng dẫn của chính quyền; lực lượng cứu hộ…

Lũ lụt

Gây ngập úng, thiệt hại về người và của,…

Hạn hán

Gây ra sa mạc hóa, thiếu nước làm cây trồng khô héo, thiếu nước sinh hoạt,…

Câu hỏi trang 39 GDQP 10:

Lời giải:

Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh:

– Bệnh bạch hầu: 

+ Triệu chứng: sốt; đau họng, ho, khản tiếng; chán ăn; giả mạc màu trắng ở họng. 

+ Phòng bệnh: Đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch; che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi, vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày; vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học,… đảm bảo thông thoáng,…

– Dịch Covid – 19: 

+ Triệu chứng gồm triệu chứng nghiêm trọng, triệu chứng thường gặp và triệu chứng ít gặp như khó thở, ho, sốt, mệt mỏi, đau họng,…. 

+ Phòng bệnh: Thực hiện thông điệp 5K (Khẩu trang; Khử khuẩn; Không tập trung; Khai báo y tế; Khoảng cách)

Câu hỏi trang 39 GDQP 10:

Lời giải:

Em sẽ ghi nhớ các biểu hiện, triệu chứng; thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh mà Bộ y tế, Nhà nước khuyến cáo.

Câu hỏi trang 40 GDQP 10:

Lời giải:

Tác hại do cháy nổ gây ra:

+ Làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người

+ Gây ra thiệt hại tài sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Câu hỏi trang 40 GDQP 10:

Lời giải:

Các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình:

– Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu

– Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhữa, mút xốp,..

– Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện qua đêm

– Gắn thiết bị báo cháy

– Trang bị bình cứu hỏa.

Luyện tập 1 trang 41 GDQP10:

Lời giải:

– Dấu hiệu nhận biết một số loại bom, mìn, đạn:

+ Bom CBU – 55: là loại bom chùm dạng catxet. Khi nổ văng, oxit etylen tạo thành các đám mây xon khí có đường kính 15-17m, dày 2,5-3m, kích nổ ở độ cao 1m, bán kính sát thương 50m, dùng để phát quang cây cối, dọn bãi đổ bộ cho máy bay lên thẳng, hoặc dùng để gây tâm lý hoang mang cho đối phương bởi uy lực hủy diệt của chúng.

+ Mìn lộ thiên: được đặt trên mặt đất, được che sơ hoặc ngụy trang. Phần lớn loại mìn này thường được rải từ trên cao xuống.

+ Đạn vạch đường: Chóp đầu đạn sơn màu xanh lá cây, dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Khi bay đầu đạn tạo ra một vệt sáng mà ban ngày vẫn nhìn thấy.

– Tác hại của bom, mìn:

+ Gây sát thương người

+ Gây thiệt hại lớn về vật chất

+ Gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 41 GDQP 10:

Lời giải:

– Một số thiên tai hoặc dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em là: Bão, lũ, dịch Covid 19,…

– Chính quyền địa phương và bản thân em đã

+ Chuẩn bị đóng bao cát để chèn ở bờ đê, rút nước sông, chặt bỏ 1 số cành cây có gây mất an toàn khi bão về,..

+ Tuân thủ nghiêm thông điệp 5K để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19

Luyện tập 3 trang 41 GDQP 10:

Lời giải:

* Một số vụ hỏa hoạn đã xảy ra, nguyên nhân và tác hại của nó:

– Cháy lớn ở quán Karaoke số 68 đường Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hầu, quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày 1/11/2016

+ Nguyên nhân do quá trình hàn cắt kim loại bằng hồ quang điện ở khu vực cửa ra vào phòng phía ngoài làm bắn các vẩy hàn có nhiệt độ cao vào phần các âm gắn trên tường gây cháy.

+ Hậu quả làm 13 người khách đến hát bị tử vong, toàn bộ tài sản trong quán, 11 xe máy, 1 xe đạp điện của khách bị cháy đồng thời lan sang các quán ăn và khách sạn bên cạnh.

– Cháy xưởng sản xuất bánh kẹo kết hợp nhà ở ở xã Hoài Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội ngày 29/7/2017.

+ Nguyên nhân: là do xưởng đang sửa chữa, khi hàn các thanh sắt vào khung giường trong phòng ngủ, muội hàn bắn vào các thùng xốp gây cháy. + Hậu quả: làm 8 người chết, 2 người bị thương và cháy toàn bộ tài sản bên trong căn nhà.

Luyện tập 4 trang 41 GDQP 10:

Lời giải:

– Những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng chống cháy nổ là:

+ Tổ chức các buổi ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về tác hại và biện pháp phòng chống cháy nổ

+ Hướng dẫn học sinh các kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ.

Vận dụng 1 trang 41 GDQP 10:

Lời giải:

– Khi phát hiện ra các loại vũ khí đó em cần:

+ Giữ nguyên hiện trường, đánh dấu bằng phương tiện giản đơn (cành cây, gạch đá)

+ Báo ngay với người có trách nhiệm để xử lý + Tuyệt đối không làm thay đổi vị trí cũng như tự động xử lý.

Vận dụng 2 trang 41 GDQP 10:

Lời giải:

– Để bảo đảm an toàn em sẽ:

+ Dừng lại và vào tạm nhà người dân ven đường để xin được trú nhờ khi đỡ thì tiếp tục về nhà.

+ Không trú mưa dưới các gốc cây to ven đường.

Vận dụng 3 trang 41 GDQP 10:

Lời giải:

– Em sẽ nói về các tác hại của việc khai báo không trung thực và khuyên người bạn chủa anh trai đi khai báo lại. Nếu không thì em sẽ báo cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 4 trang 41 GDQP 10:

Lời giải:

Em sẽ:

– Nhanh chóng báo cho bố mẹ, người lớn, hàng xóm biết;

– Ngắt điện khu vực bị cháy;

– Gọi 114 để báo cháy;

– Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa;

– Cùng mọi người di chuyển tài sản, đồ đạc gần khu vực cháy – Nếu đám cháy lớn, đe dọa đến tính mạng của bản thân, em sẽ lập tức tìm lối thoát hiểm; không trốn ở những nơi kín như tủ quần áo; gầm bàn; kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1184

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống