Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách giáo khoa hóa học lớp 9
- Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 9
- Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 9
- Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 9
Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 19: Tính chất hóa học của kim loại giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:
Bài 1: Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phuwong trình hóa học minh họa với kim loại magie.
Lời giải:
Kim loại có những tính chất hóa học chung:
1. Phản ứng của kim loại với phi kim:
2Mg + O2 → 2MgO
Mg + Cl2 → MgCl2
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Mg + H2SO4loãng → MgSO4 + H2 ↑
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.
Bài 2: Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:
a) … + HCl -⇒ MgCl2 + H2
b) … + AgNO3 ⇒ Cu(NO3)2 + Ag
c) … + … ⇒ ZnO
d) … + Cl2 ⇒ HgCl2
e) … + S ⇒ K2S.
Lời giải:
Phương trình hóa học:
a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
c) 2Zn + O2 → 2ZnO
d) Hg + Cl2 → HgCl2
e) 2K + S → K2S.
Bài 3: Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây:
a) Kẽm + axit sunfuric loãng.
b) Kẽm + dung dịch bạc nitrat.
c) Natri + lưu huỳnh.
d) Canxi + clo.
Lời giải:
Các phương trình phản ứng hóa học:
a) Zn + H2SO4loãng → ZnSO4 + H2 ↑
b) Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
c) 2Na + S → Na2S
d) Ca + Cl2 → CaCl2.
Bài 4: Dựa vào tính chất hóa học của kim loại, hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:
Lời giải:
(1) Mg + Cl2 → MgCl2
(2) 2Mg + O2 → 2MgO
(3) Mg + H2SO4loãng → MgSO4 + H2 ↑
(4) Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag ↓
(5) Mg + S → MgS
Bài 5: Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi:
a) Đốt dây sắt trong khí clo.
b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.
c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.
Lời giải:
a) Khối màu nâu tạo thành:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
b) Dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ↓
c) Zn tan dần, dung dịch CuSO4 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào viên kẽm.
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓
Bài 6: Ngâm một lá kẽm trong 20g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi phản ứng kết thúc. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
Lời giải:
Theo pt: nZn = nCuSO4 = 0,0125 mol → mZn = 0,0125. 65 = 0,8125 (g)
nZnSO4 = 0,0125 mol → mZnSO4 = 0,0125. 161 = 2,0125 (g)
Theo pt nCu = nCuSO4 = 0,0125 mol ⇒ mCu= 64. 0,0125 = 0,8g
mdd sau phản ứng = mZn + mCuSO4 – mCu = 0,8125 + 20 – 0,8 = 20,0125g
Bài 7: Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Lời giải:
PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
Theo PTHH: 1 mol Cu phản ứng vừa đủ với AgNO3 thì tạo 2 mol Ag ⇒ khối lượng tăng là: 108.2 – 64 = 152g.
Theo bài khối lượng tăng 1,52g ⇒
Theo pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol
Nồng độ dung dịch AgNO3: