Phần 1: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 10: Ôn tập giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    1. Chỉ: dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi –păng các cao nguyên ở Tây Nguyên, Thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

    – Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

    – Vị trí của đỉnh núi Phan-xi-păng là trên dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao là 3143m.

    – Các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam ở Tây Nguyên: cao nguyên Kon –Tum, cao nguyên Plây Ku, cao nguyên Đăk Lắk, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.

    – Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên

    2. Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên theo gợi ý ở bảng sau:

    Đặc điểm Hoàng Liên Sơn Tây Nguyên
    Thiên nhiên

    – Định hình: Cao đồ sộ nhất cả nước, nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

    – Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm.

    – Định hình: là các cao nguyên xếp tầng như Kon Tum, Lâm Đồng, Lâm Viên,…

    – Khí hậu: Mát mẻ quanh năm.

    Con người và các hoạt động sinh hoạt sản xuất

    – Dân tộc: Thái, Mông Dao,…

    – Trang phục: Quần áo tự may, may thêu trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ…

    – Lễ hội:

    + thời gian:thường vào mùa xuân.

    + tên một số lễ hội: hội choi núi mùa xuân, hội xuống đồng,…

    + hoạt động trong lễ hội: thi hát, nms còn, mùa sạp,…

    – Trồng trọt: Lúa, ngô, chè, rau…

    – Nghề thủ công: dẹt may thêu, đan nát, đúc, rèn,…

    – Khai thác khoáng sản: a-pa-tit, đồng, chì kẽm,…

    – Dân tộc: Gia rai, Ê đê, Ba na, Xơ đăng,…

    – Trang phục: Nam đống khố, nữ quấn khăn. Hoa văn nhiều màu sắc, trang sức bằng kim loại…

    – Lễ hội:

    + thời gian: mùa xuân, sau mỗi vụ thu hoạch

    + tên một số lễ hội: lễ hội cồng chiên, đua voi, hội mùa xuân,..

    + hoạt động trong lễ hội: hát, đua voi, uống rượi cần, chơi các loại nhạc cụ,..

    – Trồng trọt: cây công nghiệp lâu năm.

    – Chăn nuôi: Trâu, bò.

    – Khai thác sức nước và rừng: làm thủy điện và trồng rừng,..

    3. Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ. Ở đây người ta đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi chọc.

    – Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ:

    + Vùng đồi đỉnh tròn sườn thoải xếp cạnh nhau như cái bát úp (còn gọi là vùng trung du).

    +Các tỉnh trong vùng trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.

    + Vùng trung du Bắc Bộ có nét riêng biệt, mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây cũng là nơi tổ tiên ta định cư từ rất sớm.

    – Vùng trung du Bắc Bộ đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc:

    + Giao đất giao rừng cho người dân trồng và chắm sóc rừng.

    + khuyến kích người dân trồng rừng phủ xanh đất trống.

    + Bảo vệ rừng.

    Phần 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)

    Phần 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938)

    Phần 3: Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009)

    Phần 4: Nước Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226)

    Phần 5: Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)

    Phần 6: Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)

    Phần 8: Buổi đầu thời Nguyễn (Từ năm 1802 đến năm 1858)

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1087

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống