Chương 2: Chăn nuôi, thủy sản đại cương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Bài 1 trang 37 SBT Công nghệ 10: Chọn các cụm từ cho sẵn rồi điền vào chỗ (…) trong các câu dưới đây cho phù hợp.

khả năng chủ động chống lại, phòng bệnh, khả năng miễn dịch, chính loại mầm bệnh đó, kích thích cơ thể, chế phẩm sinh học, vi sinh vật gây bệnh.

– Vac xin là những (…) được chế tạo từ các (…) để đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm (…) tạo ra khả năng chống lại (…).

– Khả năng này gọi là (…).

– Dùng vac xin là để (…) bằng cách tạo cho cơ thể (…) tác nhân gây bệnh trước khi bị chúng xâm nhập.

Lời giải:

Đang biên soạn

Bài 2 trang 37 SBT Công nghệ 10: So sánh một số đặc điểm của vac xin vô hoạt và vac xin nhược độc theo biểu mẫu sau:

Đặc điểm Vac xin vô hoạt (vac xin chết) Vac xin nhược độc (vac xin sống)
Cách xử lí mầm bệnh
Tạo miễn dịch
Tính an toàn
Điều kiện bảo quản
Mức độ và thời gian miễn dịch

Lời giải:

Đang biên soạn

Bài 3 trang 37 SBT Công nghệ 10: Chọn phương án trả lời đúng cho các cho các câu sau:

Bài 3.1 trang 37 SBT Công nghệ 10: Kháng sinh là:

A. Những chế phẩm sinh học, được đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

B. Những loại thuốc dùng để đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm tiêu diệt vi khuẩn, nguyên sinh động vật và nấm độc gây bệnh cho vật nuôi.

C. Những loại thuốc để tiêu diệt các mầm bệnh trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể vật nuôi.

D. Những loại thuốc dùng để đưa vào cơ thể vật nuôi nhằm bồi bổ và thúc đẩy quá trình sinh trưởng. phát triển của vật nuôi, từ đó hạn chế được bệnh dịch.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 3.2 trang 38 SBT Công nghệ 10: Kháng sinh có những đặc điểm:

A. Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một loại mầm bệnh nhất định. Thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến các vi sinh vật khác trong cơ thể.

B. Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng dễ làm cho vi khuản biến đổi và kháng thuốc, thuốc mất tác dụng chữa bệnh.

C. Khi dùng kháng sinh dài ngày thuốc sẽ tồn lưu trong sản phẩm, do đó dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

D. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với một số loại mầm bệnh nhất định. Kháng sinh vừa diệt mầm bệnh vừa phá hủy sự cân bằng sinh học của vi sinh vật trong đường tiêu hóa của vật nuôi. Sử dụng kháng sinh không đủ liều lượng làm cho vi khuẩn biến đổi trở nên kháng thuốc. Dùng kháng sinh dài ngày, thuốc sẽ tồn lưu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 3.3 trang 38 SBT Công nghệ 10: Muốn sử dụng kháng sinh có hiệu quả, cần thực hiện các quy định:

A. Dùng đúng thuốc, phối hợp với các loại thuốc khác.

B. Dùng đúng thuốc, đủ liều, phối hợp thuốc kháng sinh với các loại vac xin.

C. Dùng đúng thuốc, đủ liều, phối hợp với các loại thuốc khác, ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi mổ vật nuôi từ 7  10 ngày.

D. Dùng đúng thuốc, liều lượng thấp, dùng thuốc trước khi mầm bệnh phát sinh, phát triển để phòng ngừa.

Lời giải:

Đáp án C

Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.

Trình bày cơ sở khoa học của sản xuất vac xin, thuốc kháng sinh bằng công nghệ tái tổ hợp gen.

Lời giải:

Để sản xuất vac xin và thuốc kháng sinh phòng, trị bệnh cho vật nuôi với số lượng và chất lượng cao, người ta dựa vào những thành tựu của công nghệ gen. Cụ thể là, trong công nghệ gen, người ta có thể cắt một đoạn gen cần thiết từ một phân tử ADN này và ghép nó vào một phân tử ADN khác. ADN mới này gọi là AND tái tổ hợp.

Đưa AND tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn có đặc tính phát triển nhanh (gọi là tế bào chủ). Nhờ sự nhân lên của tế bào chủ, các phân tử AND tái tổ hợp cũng được nhân lên rất nhanh, và đoạn gen cần thiết cũng được nhân lên theo.

Bằng các kĩ thuật tách, chiết, tinh chế, người ta thu lấy những phân tử AND có mang đoạn gen cần thiết để sử dụng vào mục đích đã định như sản xuất ra vac xin hay thuốc kháng sinh. Những loại vac xin được chế bằng phương pháp này gọi là vac xin thế hệ mới (hay vac xin tái tổ hợp gen).

Đối với thuốc kháng sinh, người ta dựa vào kĩ thuật nuôi cấy vi sinh vật (chủ yếu là nấm) rồi chiết lấy các dịch do nấm tiết ra để tạo ra thuốc kháng sinh. Ngày nay, bằng công nghệ gen, việc nuôi cấy vi sinh vật được thực hiện nhanh nên giúp tăng năng suất tổng hợp kháng sinh và còn tạo ra được nhiều loại kháng sinh mới.

Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương 2. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.

Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.

1. : Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

1.1 : Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản là:

A. Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.

B. Nâng cao chất lượng sản phẩm.

C. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng sản phẩm.

D. Duy trì những đặc tính ban đầu và hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Lời giải:

Đáp án D

1.2 : Chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm mục đích:

A. Duy trì chất lượng ban đầu của sản phẩm.

B. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao.

C. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao và đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

D. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong nước và thế giới.

Lời giải:

Đáp án C

1.3 : Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có những đặc điểm:

A. Nông, lâm, thủy sản chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và rất nhiều nước.

B. Nông sản, thủy sản dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối, hỏng.

C. Nông sản, thủy sản chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nước, dễ bị vi sinh vật xâm nhập gây thối hỏng. Lâm sản có thành phần chủ yếu là chất xơ, là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

D. Nông, lâm, thủy sản rải rác khắp cả nước, gây khó khan cho công tác bảo quản, chế biến.

Lời giải:

Đáp án C

1.4 : Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình bảo quản các sản phẩm nông, lâm, thủy sản là:

A. Độ ẩm không khí, những loài sinh vật gây hại trong môi trường, điều kiện kho bãi bảo quản.

B. Độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường, các sinh vật gây hại.

C. Các sinh vật gây hại có trong môi trường, ô nhiễm môi trường, độ thông thoáng của hệ thống nhà kho bảo quản.

D. Độ ẩm không khí, vi sinh vật và các loài động vật gây hại.

Lời giải:

Đáp án B

1.5 : Độ ẩm không khí thích hợp cho bảo quản thóc gạo là:

A. Từ 45% đến 60%.

B. Từ 55% đến 70%.

C. Từ 70% đến 80%.

D. Trên 90%.

Lời giải:

Đáp án C

1.6 : Độ ẩm không khí thích hợp cho bảo quản rau, quả tươi là:

A. Từ 50% đến 65%.

B. Từ 85% đến 90%.

C. Từ 70% đến 80%.

D. 100%.

Lời giải:

Đáp án B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1030

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống