Chương 3: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Bài 1 trang 42 SBT Công nghệ 10: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Bài 1.1 trang 42 SBT Công nghệ 10: Tiêu chuẩn của hạt giống là:

A. Thuần chủng, có chất lượng cao.

B. Có chất lượng cao, không bị sâu, bệnh.

C. Thuần chủng, không bị sâu, bệnh.

D. Có chất lượng cao, thuần chủng, không bị sâu, bệnh.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 1.2 trang 43 SBT Công nghệ 10: Bảo quản hạt giống bằng các phương pháp:

A. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.

B. Bảo quản trong điều kiện lạnh, nhiệt độ thích hợp là 0C.

C. Có ba phương pháp bảo quản tùy theo yêu cầu sản xuất, đặc điểm của giống và điều kiện kĩ thuật, đó là:

+ Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm bình thường (bảo quản trong thời gian ngắn).

+ Bảo quản trong điều kiện lạnh, nhiệt độ 00C, độ ẩm (35 – 40%) (bảo quản trung hạn).

+ Bảo quản trong điều kiện đông lạnh, nhiệt độ – 100C, độ ẩm không khí (35 – 40%) (bảo quản trung hạn).

D. Bảo quản trong điều kiện càng lạnh, độ ẩm càng thấp càng tốt.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 2 trang 43 SBT Công nghệ 10: Trình bày quy trình bảo quản hạt giống hạt giống bằng sơ đồ.

Lời giải:

Đang biên soạn

Bài 3 trang 43 SBT Công nghệ 10: Nêu những yêu cầu kĩ thuật trong các bước thực hiện trong quy trình bảo quản hạt giống.

Lời giải:

Ở từng công đoạn của quá trình bảo quản hạt giống, có những yêu cầu kĩ thuật cần được đảm bảo nghiêm ngặt, đó là:

– Thu hoạch: đúng thời điểm, để riêng biệt với các loại hạt giống khác, tách tuốt hạt cẩn thận, kịp thời.

– Phân loại: loại bỏ hết những hạt bị sâu phá hoại, hạt lép, hạt bị vỡ, hạt thối. Làm sạch khỏi cát sạn…

– Làm khô hạt: hạt giống cần được làm khô ngay bằng cách phơi, sấy. Với thóc giống, nếu sấy thì sấy ở nhiệt độ 40-50oC và độ ẩm hạt đạt 13%. Những hạt có dầu (lạc, đậu nành) cần sấy ở nhiệt độ thấp 30 – 40oC, độ ẩm 8-9 %.

– Đóng gói, bảo quản: hạt giống được bảo quản trong chum, vại, đóng bao bì. Những dụng cụ bảo quản này cần được làm sạch trước khi cho hạt giống vào bảo quản. Bảo quản với khối lượng lớn thường dùng các kho mát, lạnh, có thiết bị kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Bài 4 trang 43 SBT Công nghệ 10: Trình bày những yêu cầu kĩ thuật trong quá trình bảo quản củ giống.

Lời giải:

Trong quá trình bảo quản củ giống cần đảm bảo một số yêu cầu kĩ thuật sau:

– Làm sạch và phân loại củ giống sau khi thu hoạch: Loại bỏ những củ bị xây xước vỏ, củ bị vỡ, củ bị sâu bệnh hại. Chọn loại củ đồng đều không quá già hay non quá, củ có khả năng nảy mầm cao.

– Xử lí phòng chống vi sinh vật gây hại củ giống: Dùng chất bảo quản phun lên củ hoặc trộn với cát để ủ.

– Xử lí ức chế nảy mầm: Sau thời kì ngủ nghỉ, củ bắt đầu nảy mầm, vì vậy, nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản có thể dùng phương pháp bảo quản lạnh, hoặc dùng chất ức chế nảy mầm phun lên bề mựt củ giống.

– Bảo quản: Có thể dùng phương pháp cổ truyền (bảo quản củ trên giá nhiều tầng, nơi thoáng mát và ánh sang tán xạ). Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp bảo quản lạnh, hoặc nuôi cấy mô tế bào để lưu giữ một số giống cây.

Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.

Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.

Để học tốt Công nghệ lớp 10, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Sách bài tập Công nghệ 10 Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải sbt Công nghệ lớp 10 tương ứng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1048

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống