Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 28 SBT Địa Lí 9: Cho bảng 10.1:

Bảng 10.1. DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm 1995 Năm 2007 Năm 2011
Tổng số 10496,9 13555,6 14322,4
Cây lương thực có hạt 7324,3 8304,7 8769,5
Cây công nghiệp 1619,0 2667,7 2692,4
Cây khác 1553,6 2583,2 2860,5

a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong 2 năm.

b) Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.

Lời giải:

a)

Biểu đồ hình thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta năm 1995 và năm 2011

b)

– Diện tích trồng trọt tăng mạnh từ 10496,9 ha (năm 1995) lên 14322,4 ha (2011), tăng ở tất cả các cây:

+ Cây lương thực có hạt tăng từ 7427,3 ha lên 8769,5 ha tăng 1342,2 ha.

+ Cây công nghiệp tăng từ 7427,3 ha lên 1619 ha tăng.

+ Cây khác tăng từ 1553,6 ha lên 2860,5 ha,

– Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta năm 1995- 2011 có sự thay đổi:

+ Giảm diện tích cây lương thực giảm tỉ trọng từ 69,8% (năm 1995) lên 61,2% (năm 2011).

Như vậy cơ cấu ngành trồng trọt có sự thay đổi dẫn xóa thế độc canh cây lúa trong trồng trọt, tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp và cây khác; Giảm diện tích cây lương thực tuy nhiên cây lương thực vẫn giữa vai trò chủ đạo ngành trồng trọt của nước ta.

Bài 2 trang 29 SBT Địa Lí 9: Cho bảng 10.2

Bảng 10.2. SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG

Năm Trâu (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng (%) Bò (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng (%) Lợn (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng (%) Gia cầm (triệu con) Chỉ số tăng trưởng (%)
1990 2854,1 100 3116,9 100 12260,5 100 107,4 100
1995 2926,8 103,8 3638,9 116,7 16306,4 133,0 142,1 132,3
2000 2897,2 101,5 4127,9 132,4 20193,8 164,7 196,1 182,6
2002 2814,4 98,6 4062,9 130,4 23169,5 189,0 233,3 217,2
2005 2922,2 102,4 5540,7 177,8 27435,0 223,8 219,9 204,7
2010 2877,0 100,8 5808,3 186,3 27373,3 223,2 300,5 279,8

a) Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm.

b) Dựa vào bảng số liệu 10.2 và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh? Tại sao đàn trâu không tăng.

Lời giải:

a)

Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm.

b)

* Nhận xét:

Trong giai đoạn 1990-1010 số lượng đàn gia súc gia câm của chúng ta có xu hướng tăng:

– Số lượng trâu tăng từ 2854,1 nghìn con (năm 1990) lên 2877,0 nghìn con (năm 2010) tăng 229 nghìn con, chỉ số tăng trưởng năm 2010 là 100,8% so với năm 1990.

– Số lượng bò từ 3116,9 nghìn con (năm 1990) lên 5808,3 nghìn con (năm 2010) tăng 2691,4 nghìn con, chỉ số tăng trưởng năm 2010 là 186,3% so với năm 1990.

– Số lượng lợn từ 12260,5 nghìn con (năm 1990) lên 27373,3 nghìn con (năm 2010) tăng 15112,8 nghìn con, chỉ số tăng trưởng năm 2010 là 223,3% so với năm 1990.

– Số lượng gia cầm tăng từ 107,4 triệu con (năm 1990) lên 300,5 triệu con (năm 2010) tăng 193,1 triệu con. Chỉ số tăng trưởng năm 2010 là 279,9% so với năm 1990.

Như vậy đàn gia cầm và đàn lợn có tốc độ tăng nhanh, đàn bốc tốc độ tăng trung bình đang trâu hầu như không tăng.

* Giải thích:

– Đàn lợn, gia cầm tăng do:

+Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.

+ Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao, các dịch vụ thú y phát triển.

+ Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.

+ Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.

+ Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.

– Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 897

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống