Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 6
- Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 trang 49 SBT GDCD 6: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Theo em, nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
Lời giải:
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn.
+ Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn.
+ Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người: coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe…)
Câu 2 trang 49 SBT GDCD 6: Hãy mô tả hình dạng, màu sắc của các loại biển báo thông dụng và nêu ý nghĩa của các loại biển báo đó.
Lời giải:
– Biển hiệu lệnh. Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng, nhằm báo hiệu điều phải thi hành
– Biển báo cấm: Hình tròn, nền trắng, hình vẽ màu đen để biểu thị các điều cấm như (cấm rẽ, cầm đi vào làn đường, cấm quay đầu, cấm đôc xe).
– Biển báo nguy hiểm: hình tam giác viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
Câu 3 trang 49 SBT GDCD 6: Hãy nêu những quy định của pháp luật
– Đối với người đi bộ
– Đối với người đi xe đạp
– Đối với trẻ em
Lời giải:
– Đối với người đi bộ: người đi bộ đi đúng đường của mình, không lấn chiếm xuống lòng đường, không được gây cản trở giao thông…
– Đối với người đi xe đạp: đi đúng làn đường dành cho người đi xe đạp, không lạng lách…
– Đối với trẻ em: đi bên phải lề đường, không tụ tập, không chơi dưới lòng đường, đi cùng người lớn trong đoạn đường đông người qua lại…
Câu 4 trang 50 SBT GDCD 6: Theo em, vì sao chúng ta phải thực hiện trật tự, an toàn giao thông ?
Lời giải:
Việc thực hiện này, sẽ giúp chúng ta bảo vệ an toàn cho bản thân và người khác, giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm tắc đường…
Câu 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 50 SBT GDCD 6:
Câu 5. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông ?
A. Đường hẹp và xấu
B. Người tham gia giao thông không tuân thủ quy định của pháp luật
C. Phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh và không bảo đảm an toàn
D. Pháp luật xử lí vi phạm chưa nghiêm.
Câu 6. Biển báo nào dưới đây là biển báo nguy hiểm ?
A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen
B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng
C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen
D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.
Câu 7. Người trong độ tuổi nào dưới đây được phép lái xe gắn máy?
A. Dưới 15 tuổi
B. Dưới 16 tuổi
C. Đủ 15 tuổi
D. Đủ 16 tuổi trở lên.
Câu 8. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai ?
Ý kiế | Đúng | Sai |
---|---|---|
A. Tất cả những người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô | ||
B. Để hạn chế tai nạn giao thông, điều quan trọng nhất là phải hạn chế sự phát triển của các phương tiện cơ giới. | ||
C. Người tham gia giao thông phải đi về bên phải theo chiều đi của mình. | ||
D. Người ngồi sau xe đạp, xe mô tô không được sử dụng điện thoại di động | ||
E. Người điều khiển xe đạp không được sử dụng ô. |
Câu 9. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về an toàn giao thông ?
A. Tú điều khiển xe đạp không có chuông
B. Tân điều khiển xe đạp chở em trai 9 tuổi phía sau
C. Hoàng sử dụng ô khi ngồi sau xe đạp của Tuấn
D. Bình điều khiển xe đạp vượt xe phía trước về bên trái
Câu 10. Những hành vi nào dưới đây là không an toàn khi tham gia giao thông ?
A. Đi bộ chéo qua ngã tư đường
B. Đi xe đạp vào phần đường bên phải trong cùng
C. Đá bóng, thả diểu dưới lòng đường
D. Bám nhảy tàu xe
E. Đi bộ sát mép đường
G. Rẽ bất ngờ, không xin đường, không quan sát kĩ
H. Đứng túm tụm dưới lòng đường
Lời giải:
Câu | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | B |
Tích ý kiến đúng vào ô: C, E. Tích ý kiến sai vào ô: A, B, D. |
C | A, C, D, G, H |
Câu 11 trang 51 SBT GDCD 6: Các bạn Liên, Tú, Hoàng đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Liên vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn, Tú cũng vội vàng đạp xe theo Liên. Hoàng muốn ngăn các bạn lại nhưng không kịp.
1/Em hãy nhận xét hành vi đi đường của các bạn Liên, Tú, Hoàng.
2/Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp nào thì khi đèn vàng sáng, người điều khiển xe được phép tiếp tục đi ?
Lời giải:
1/ Hành vi của Liên và Tú là sai. Khi đèn vàng sáng thì người tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
2/ Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe” khi tín hiệu vàng bật sáng, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau; khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn.
Câu 12 trang 51 SBT GDCD 6: Ngày chủ nhật, Phong (15 tuổi) lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Phong mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Phong bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai anh em ngơ ngác không hiểu vì sao bi giữ lại?
1/Em hãy cho biết Phong vi phạm quy định nào về an toàn giao thông ?
2/ Theo em, em của Phong có vi phạm quy định về an toàn giao thông không và vi phạm gì ?
Lời giải:
1/ Phong vi phạm quy định về an toàn giao thông: điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, Phong bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em.
2/ Theo em, Phong có vi phạm quy định về an toàn giao thông. Cụ thể, Phong chưa đủ tuổi điều khiển xe, nói em mở ô ra che nắng cho hai anh em. Điều này, sẽ gây nguy hiểm cho cả 2 anh em và những người khác.
Câu 13 trang 52 SBT GDCD 6: Theo em, ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông mà lại có người điều khiển giao thông, thì người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu nào ?
A. Tín hiệu đèn
B. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
C. Biển báo giao thông
Lời giải:
Theo em, người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 14 trang 52 SBT GDCD 6: Tan học, Sơn chở Hưng và Bảo phóng thẳng từ cổng trường ra đường. Ba bạn vừa đi vừa cười đùa hò hét ầm ĩ giữa trưa vắng. Đi đến ngã tư, thấy đèn đỏ vừa bật lên, Sơn vội vàng phóng nhanh, tạt qua đầu một chiếc xe máy để rẽ vào đường ngược chiều. Vì bị bất ngờ không kịp tránh nên người đi xe máy đã đâm (tông) vào xe của Sơn, làm Sơn bị ngã đau và xe đạp bị hỏng. Sơn đòi người đi xe máy phải bồi thường cho mình.
1/ Theo em, Sơn đã vi phạm những quy định gì về an toàn giao thông ?
2/ Các bạn Hưng, Bảo có vi phạm không ? Nếu có thì vi phạm gì ?
3/ Người đi xe máy có phải bồi thường cho Sơn không ? Vì sao?
Lời giải:
1/ Sơn đã vi phạm sự an toàn khi tham gia giao thông: phóng thẳng từ cổng trường ra đường, phóng nhanh, tạt qua đầu một chiếc xe máy để rẽ vào đường ngược chiều.
2/ Các bạn Hưng và Bảo cũng vi phạm vì ngồi phía sau xe đạp có quá số lượng người quy định (chở 3)
3/ Người đi xe máy không phải bồi thường cho Sơn vì họ đi đúng phần đường quy định.
Câu 15 trang 52 SBT GDCD 6: Hãy tập quan sát các biển báo giao thông và vận dụng kiến thức về các loại biển báo để tự tìm hiểu ý nghĩa cụ thể của các biển báo đó và cách ứng xử khi gặp các loại biển báo này.
Lời giải:
Em hãy quan sát các loại biển báo em hay gặp, sau đó tìm hiểu ý nghĩa của nó và tìm ra cách ứng xử khi gặp biển báo này.
Trả lời câu hỏi trang 54 SBT GDCD 6:
1/ Tấm gương sáng về an toàn giao thông của Trường THPT Trần Văn Bảo đã thể hiện như thế nào ?
2/ Em có nhận xét gì về hành vi tham gia giao thông của bản thân và của các bạn học sinh trường em?
Lời giải:
1/ Toàn trường có 21 thanh niên tình nguyện, phối hợp với các thầy giáo là thầy Nguyễn Ngọc Châu, thầy Vũ Ngọc Sơn, thầy Nguyễn Duy Cường, đảm nhiệm điều hành vấn đề giao thông hằng ngày.
Các bạn học sinh phải nghiêm chính chấp hành luật lệ an toàn giao thông, xuống xe dắt bộ qua đường để đảm bảo an toàn. Nhà trường còn phối hợp với chính quyền địa phương, an ninh địa phương kiểm tra giám sát thái độ của học sinh khi tham gia giao thông trên các tuyến đường thôn xóm, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm luật lệ an toàn giao thông.
Thường xuyên tổ chức giáo dục về chủ đề giao thông cho các bạn học sinh vào giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường, mời các chú cồng an huyện về giảng dạy Luật Giao thông đường bộ cho các bạn học sinh.
2/ Hành vi tham gia giao thông của em và bản thân em thực hiện có phần tốt và chưa tốt. Những việc tốt như: không điều khiển xe máy vì chưa đủ tuổi, không lạng lách, đánh võng. Tuy nhiên có phần chưa tốt như: đôi lúc còn vượt đèn đỏ, chạy nhanh sang đường…