Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:
Câu 1 trang 40 SBT GDCD 8: Theo em, thế nào là lao động tự giác và sáng tạo ?
Lời giải:
Lao động tự giác và sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài, luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động.
Câu 2 trang 40 SBT GDCD 8: Hãy nêu một số biểu hiện của sự tự giác, sáng tạo trong lao động?
Lời giải:
Làm bài không cần nhắc nhở; sáng tạo: tìm ra nhiều cách giải một bài toán; học đi đôi với hành; có ý thức vươn lên; có thời gian sắp xếp hợp lý…
Câu 3 trang 41 SBT GDCD 8: Lao động tự giác và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.
Lời giải:
Có lao động chúng ta mới có điều kiện phát huy khả năng của bản thân, nâng cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa. Lao động còn giúp cho cuộc sống và xã hội thêm phát triển, vì vậy mà chúng ta cần phải tích cực hơn trong lao động để có điều kiện vươn cao, bay xa hơn, đi đên những tầm cao mới.
Câu 4 trang 41 SBT GDCD 8: Học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người biết lao động tự giác và sáng tạo?
Lời giải:
Chủ động rèn luyện đạo đức, tri thức.
Hăng say lao động, học tập.
Có ý thức sáng tạo, tìm ra cái mới…
Câu 5 trang 41 SBT GDCD 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện lao động tự giác và sáng tạo ?
A. Làm theo ý mình, không cần theo đúng quy trình sản xuất.
B. Làm việc hết mình và luôn tìm tòi cải tiến nâng cao chất lượng công việc.
C. Chỉ làm cho xong việc mà mình được giao.
D. Luôn làm theo đúng cách thức đã được hướng dẫn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 6 trang 41 SBT GDCD 8: Hành vi nào dưới đây không thể hiện lao động tự giác và sáng tạo ?
A. Lan thường chủ động giúp mẹ làm bếp, thay đổi món ăn để cả nhà ăn được ngon miệng.
B. Tiến không thích bị bố mẹ sai bảo, thích tự làm mọi việc nhưng nhiều khi chỉ làm qua loa cho xong chuyện.
C. Ánh tự dọn dẹp nhà cửa, kê lại bàn ghế vừa gọn vừa đẹp mắt hơn trước.
D. Bình thường sưu tầm những bài tập không có trong sách giáo khoa và sách bài tập để luyện thêm môn Toán và môn Tiếng Anh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 7 trang 41 SBT GDCD 8: Em tán thành ý kiến nào dưới đây vê lao động tự giác và sáng tạo ?
A. Chỉ cần lao động với ý thức tự giác là đủ.
B. Lao động đơn giản thì không cần phải sáng tạo.
C. Làm công việc lao động nào cũng cần phải tự giầc và sáng tạo.
D. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 8 trang 42 SBT GDCD 8: Chị Phan Thị Quế Giang, Tổ trưởng tổ sản xuất chả giò ăn liền của Công ti Vissan có sáng kiến thật hấp dẫn: Cải tiến quy trình chế biến sản phẩm để bảo quản được lâu mà không phải sử dụng hoá chất. Chị Giang đã lên mạng tìm kiếm thông tin để nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ nhu cầu khách hàng vốn càng ngày càng khó tính trong ăn uống. Sản phẩm chả giò ăn liền vị cá do chị nghiên cứu đang chuẩn bị xuất khẩu lô hàng 600 kg đầu tiên đi nước ngoài.
Câu hỏi:
1/ Sáng kiến cải tiến của chị Giang trong sản xuất là gì? Sáng kiến đó đã đem lại lợi ích gì ?
2/ Em hiểu thế nào về câu nói .”Sáng tạo từ bức bách công việc” ?
Lời giải:
1/ Sáng kiến cải tiến của chị Giang trong sản xuất là “Cải tiến quy trình chế biến sản phẩm để bảo quản được lâu mà không phải sử dụng hoá chất”. Điều này, mang lại thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
2/ Câu nói trên, có nghĩa là: hoàn cảnh càng khó khăn chúng ta càng phải cố gắng khắc phục, cải tiến nó.
Câu 9 trang 42 SBT GDCD 8: Mới là học sinh lớp 9 nhưng Dương Đăng Trúc Khuyên (Trường Trần Đại Nghĩa, TP. Hồ Chí Minh) đã gây sự chú ý cho nhiều người bời phần mềm giải mã ngôn ngữ @ : v2V. Tinh cờ vào blog của bạn bè, em thấy từ ngừ @ được dùng nhiều nhưng rất khó đọc, khó hiểu, Khuyên tự đọc sách tin học mày mò thiết kế phần mềm với mong muốn những bậc phụ huynh và những người muốn đọc ngôn ngữ @ có thể dịch ngôn ngữ @ một cách nhanh chóng. Khi v2V được nhiều người biết đến và sử dụng thì Trúc Khuyên cũng nhận được nhiều thư cảm ơn và xin giúp đỡ. Nhiều người tưởng rằng đấy là sản phẩm của một người lớn. Khuyên còn là người rất chăm đọc sách. Ngoài sách Văn học, em còn mượn sách tiếng Anh để đọc. Khuyên nói : Đọc sách nguyên bản giúp nâng cao kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh của em
Câu hỏi:
1/ Tính tự giác và sáng tạo trong học tập, trong lao động cùa Dương Đăng Trúc Khuyên thể hiện như thế nào ?
2/ Việc làm của bạn đã giúp ích gì cho mọi người ?
3/ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em.
Lời giải:
1/ Khuyên rất chăm đọc sách, coi đọc sách là niềm hứng thú và đam mê của mình.
2/ Bạn đã thiết kế phần mềm với mong muốn những bậc phụ huynh và những người muốn đọc ngôn ngữ @ có thể dịch ngôn ngữ @ một cách nhanh chóng.
3/ Việc làm của bạn rất sáng tạo, ý nghĩa, thể hiện tự mày mò với mong muốn giúp đỡ mọi người.
Câu 10 trang 42 SBT GDCD 8: Hôm nay trả bài kiểm tra môn Văn, Dung bị điểm kém. Dung bị bố phạt, không biết làm thế nào. Về đến nhà, thấy bố đang lau cửa kính. Dung nảy ra một sáng kiến với mục đích mong bố “nhẹ tay” hơn khi biết mình bị điểm xấu. Dung mon men đến gần chủ động xin giúp bố lau cửa kính. Bố ngạc nhiên vì không biết sao hôm nay Dung lại chăm chỉ, tự giác làm việc nhà thê.
Câu hỏi:
Theo em, việc làm của Dung có phải là tự giác, sáng tạo không ? Tại sao ?
Lời giải:
Việc làm của Dung không phải là tự giác vì không phải tự nhiên mà Dung tự ý xin giúp bố. Đó chỉ là việc làm đối phó.
Trả lời câu hỏi trang 45 SBT GDCD 8: Câu hỏi:
1/ Niềm say mê học tập tự giác và sáng tạo của của Kỳ Anh thể hiện như thế nào?
2/ Em học tập ở Kỳ Anh điều gì ?
Lời giải:
1/ Kỳ Anh băn khoăn và quyết tâm tìm hiểu, sưu tầm thật nhiều trò chơi cổ truyền để phổ biến. Kỳ Anh đã bắt tay hệ thống hoá lại tư liệu và xây dựng nền tảng nội dung cho một website riêng về trò chơi dân gian trên mạng internet.
2/ Em rất khâm phục tinh thần của bạn Kỳ Anh, bạn còn nhỏ mà làm được những điều phi thường. Đó là tư duy của người dám nghĩ, dám làm, dám khắc phục hoàn cảnh. Em sẽ học tập bạn để thay đổi phương pháp học tập của mình.