Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 4: Giữ chữ tín giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Câu 1 trang 14 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín?

    Lời giải:

    Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.

    Câu 2 trang 14 SBT GDCD 8: Hãy nêu một số biểu hiện của giữ chữ tín và một số biểu hiện trái với giữ chữ tín trong cuộc sống.

    Lời giải:

    Một số biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện lời hứa, hoàn thành công việc đúng hẹn, có vay sẽ trả…

    Một số biểu hiện trái với giữ chữ tín: thất hẹn, không hoàn thành nhiệm vụ, không trả nợ…

    Câu 3 trang 14 SBT GDCD 8: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta phải biết giữ chữ tín?

    Lời giải:

    Việc giữ chữ tín nó chính là bước ngoặc để bạn có được những thứ mình cần và nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình.

    Câu 4 trang 15 SBT GDCD 8: Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình, chúng ta phải làm gì ?

    Lời giải:

    Để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình cần làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.

    Câu 5 trang 15 SBT GDCD 8: Người có hành vi nào dưới đây là người biết giữ chữ tín ?

    A. Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiộn thực hiện lời hứa.

    B. Chỉ giữ đúng lời hứa với người thân.

    C. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.

    D. Khi cần thì cứ hứa, còn làm được đến đâu sẽ tính sau.

    E. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: A, C

    Câu 5 trang 15 SBT GDCD 8: Câu nào dưới đây có nội dung về giữ chữ tín?

    A. Lòng vả cũng như lòng sung

    B. Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

    C. Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật.

    D. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: B

    Câu 7 trang 15 SBT GDCD 8: Giờ kiểm tra môn Toán, sau khi thầy đọc đề bài, cả lớp chăm chú làm bài. Huy đang loay hoay với tờ giấy nháp, với những con số nhằng nhịt và bỗng trở nên lúng túng. Chả là tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài. Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Lúc này, Huy đang cố gắng nhưng với hài toán nó đã làm chỉ đáng được 3 điểm. Huy bối .rối quay sang cậu bạn ngồi bên cạnh cầu cứu nhưng cậu này cũng đang bí và xui Huy mở sách giải ra. Huy nghĩ, nếu mình chép được một bài nữa thì ít ra cũng không bị điểm dưới trung bình, không bị ảnh hưởng đến danh dự của một học sinh khá. Bàn tay Huy di chuyển xuống dưới ngăn bàn, động vào quyển sách toán, mắt nhìn thầy giáo đứng trên bảng. Nó thấy đôi mắt thầy mỉm cười như đang khích lệ học trò. Thầy nhìn khắp lớp, nhưng không nhìn nó, Huy biết thầy rất tin tưởng nó. Nếu biết được việc làm của nó, thầy sẽ mất niềm tin ở người học trò của mình. Nó là một học sinh khá và ngoan cơ mà ! Bàn tay Huy từ từ rời quyển sách trong ngăn bàn, nó thấy lòng nhẹ nhõm hơn…

    Câu hỏi:

    1 / Huy vốn là một học sinh như thế nào? Vì sao Huy định mở sách giải ra chép?

    2/ Điều gì đã ngăn Huy không phạm sai lầm đó ?

    Lời giải:

    1/ Huy vốn là học sinh khá của lớp, lại tích cực trong các hoạt động tập thể, tính tình trung thực dễ mến, được các thầy cô giáo và các bạn tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ 2. Do tối hôm qua cậu mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên không kịp xem kĩ bài.

    2/ Nhìn thấy ánh mắt thầy mỉm cười, ánh mắt của người rất tin tưởng Huy nên bạn ý đã không vi phạm sai lầm đó.

    Câu 8 trang 16 SBT GDCD 8: H. là con nhà nghèo nhưng tính tình lại đua đòi, luôn tỏ ra là người sành điệu qua cách ăn mặc, nói năng, chơi bời. Để có tiền tiêu xài, H. đã làm những chuyện gian dối. Một lần, người cô của H. đã đến tận trường gọi H. ra đòi nợ. Thì ra, H. đã mượn danh nghĩa của mẹ đến nhà cô vay tiền để mua sắm riêng cho mình và chơi ở quán net. Khi cô tới đòi nợ thì mẹ H. mới sững sờ vì thấy con gái dám làm chuyện như vậy.

    Câu hỏi:

    1 / Hãy nêu nhận xét của em về H.

    2/ Theo em, hậu quả của hành vi của H. và những hành vi gian dối tương tự là gì ?

    Lời giải:

    1/ H làm như vậy là sai, H đã lừa gạt lấy danh nghĩa của mẹ ra để vay tiền vô.

    2/ Sau này, khi biết được sự thật, H sẽ làm mất sự tin tưởng của mẹ và cô.

    Câu 9 trang 16 SBT GDCD 8: N. là một học sinh lớp 8, con nhà giàu. Vì ham chơi, N. học ngày càng kém và số tiền bố mẹ cho không đủ cho N. tiêu xài. N. kiếm tiền bằng cách nói dối bố mẹ, nâng cao số tiền đóng học hằng tháng, nhất là tiền học thêm. Chỉ đến khi đi họp phụ huynh, bố mẹ N. mới biết sự thật. Từ đó, bố mẹ N không đưa tiền học cho N. nữa mà liên lạc trực tiếp với cô giáo.

    Câu hỏi: Theo em, vì sao bố mẹ N. không đưa tiền học cho N. nữa?

    Lời giải:

    Bố mẹ N không đưa tiền cho N nữa, vì N đã lừa gạt bố mẹ khiến bố mẹ mất niềm tin, không còn tin bạn nữa.

    Câu 10 trang 17 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin” ? Em có thể hỏi cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu tục ngữ này và lấy đó làm phương châm hành động, rèn luyện cho mình.

    Lời giải:

    Câu tục ngữ đề cao giá trị của việc giữ lời hứa cũng như nhắc nhở rằng: Đã hứa thì phải cố thực hiện, bởi một lần thất hứa vạn lần chẳng còn tin.

    Trả lời câu hỏi trang 18 SBT GDCD 8: Câu hỏi:

    1/ Hãy nêu nhận xét của em về cách ứng xử của hai người lái xe và của tác giả trong truyện trên?

    2/ Em tán thành cách ứng xử nào và không tán thành cách ứng xử nào? Vì sao?

    Lời giải:

    1/ Cùng là lái xe, nhưng 2 người có 2 cách hành xử trái ngược nhau. Anh lái xe khách thì không giữ chữ tín, đã hứa là giữ chỗ cho tác giả mà lại không giữ lời hứa. Còn anh taxi, vì giữ lời hứa với khách mà dù đầu bị băng bó, tay trắng toát nhưng vẫn đến lái xe để đưa chị về.

    2/ Em tán thành ứng xử của anh taxi và không tán thành cách ứng xử của anh xe khách. Vì khi không giữ lời hứa vừa làm mất khách, vừa ảnh hưởng đến công việc của người khác.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1197

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống