Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
1. (trang 95 SBT Lịch Sử 9): Mục đích của Pháp và Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch Na Va trong Đông- Xuân 1953-1954 là
A. “xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự”
B. Buộc ta phải kí hiệp định có lợi cho chúng
C. Xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiến
D. Khoá chặt biên giới Việt –Trung và cô lập căn cứ địa Việt Bắc
Lời giải:
Đáp án A
2. (trang 95 SBT Lịch Sử 9): Phương hướng chiến lược của ta trong Đông- Xuân 1953-1954 là
A. Phân tán lực lượng, tổ chức các trận đánh nhỏ để đánh lạc hướng quân địch
B. tập chung lực lượng, mở cuộc tấn công vào các hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, tiêu diệt một bộ phậm sinh lực địch, giải phóng đất đai, phân tán binh lực địch
C. tăng cướng đánh du kích, làm tiêu hoà một phần sinh lực địch
D. tuyên truyền vân động địch ra hàng
Đáp án B
3. (trang 95 SBT Lịch Sử 9): Mục tiêu của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng trong việc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng toàn bộ các tỉnh miền núi phía Bắc
B. đánh sập quân chủ lực của địch, buộc chúng phải chấp nhận đàm phán, kết thúc chiến tranh
C. tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào
D. tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của Pháp, buộc chúng phải kết thúc chiến tranh
Đáp án C
4. (trang 96 SBT Lịch Sử 9): Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian nào
A. từ ngày 1-3 đến ngày 7-5-1953
B. từ ngày 1-3 đến ngày 7-5-1954
C. từ ngày 3-3 đến ngày 17-5-1954
D. từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954
Đáp án D
5. (trang 96 SBT Lịch Sử 9): Cuối cùng, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, bắt sống toàn bộ Ban tham mưu của địch và tướng
A. Xa- lăng B. Na-Va
C. Cô-nhi D. ĐờCa- xtơ-ri
Đáp án D
6. (trang 96 SBT Lịch Sử 9): Theo hiệp định Rơ- Ne-Vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Viễn trinh Pháp tập kết ở hai miền Nam Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo
A. Vĩ tuyến 15 B. Vĩ tuyến 16
C. Vĩ tuyến 17 D. Vĩ tuyến 18
Đáp án C
7. (trang 96 SBT Lịch Sử 9): Theo hiệp định Rơ-ne-Vơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc Tổng Tuyển Cử tự do trong cả nước tổ chức vào
A. Tháng 7-1955 B. Tháng 7-1956
C. Tháng 8-1955 D. Tháng 8-1956
Đáp án B
Bài tập 2. (trang 96 SBT Lịch Sử 9): Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau
1, [ ] Để thực hiện kế hoạch Na-va, thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc nặng nề vào thực dân Mĩ
2, [ ] Trong cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954, quân ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp- Mĩ
3, [ ] Cả ta và Pháp đều quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược
4, [ ] Ngày 7-5-1954, Hội nghị Rơ-ne-vơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương.
5, [ ] Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc bằng việc kí hiệp định Rơ-ne-vơ về Đông Dương (21-7-1954)
Lời giải:
Đúng 1, 2, 3, 5 ; sai 4
Bài tập 3. (trang 96 SBT Lịch Sử 9): Điền những nội dung chính của kế hoạch Na Va vào bảng sau
Kế hoạch Na-va | Nội dung chính |
Bước thứ nhất | |
Bước thứ hai |
Lời giải:
Kế hoạch Na-va | Nội dung chính |
Bước thứ nhất | (từ thu đông 1953 – xuân 1954) giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền bắc, tuyệt đối tránh giao tranh với quân chủ lực của ta, thực hiện tiến công chiến lược ở chiến trường miền nam đồng thời mở rộng nguỵ quân, tập trung binh lực xây dựng 1 lực lượng cơ động. |
Bước thứ hai | (thu đông 1954 – xuân 1955) : ở lực lượng ra chiến trường miền bắc thực hiện tấn công chiến lược cố giành thắng lợi quyết định buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng. |
Bài tập 4. (trang 97 SBT Lịch Sử 9): Hãy điền mốc thời gian cho phù hợp với các sự kiện lịch sử về cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ trong bảng dưới đây
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
Quân ta tiến công địch ở Lai Châu, Na va vội tăng quân cho Điện Biên Phủ; đồng thời, liên quân Lào- Việt tiến công địch ở Trung Lào, Na-va phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô. | |
Liên quân Việt- Lào tấn công địch ở Thượng Lào, Na va vội tăng cường lực lượng cho Luông Pha- bang. | |
Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, Na va vội tăng cường lực lượng cho Plây-cu | |
Quân ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. | |
Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm | |
Quân ta đồng loạt tiến công phân khu trung tâm và phân khu Nam |
Lời giải:
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
12-1953 | Quân ta tiến công địch ở Lai Châu, Na va vội tăng quân cho Điện Biên Phủ; đồng thời, liên quân Lào- Việt tiến công địch ở Trung Lào, Na-va phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô. |
1-1954 | Liên quân Việt- Lào tấn công địch ở Thượng Lào, Na va vội tăng cường lực lượng cho Luông Pha- bang. |
2/1954 | Quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, Na va vội tăng cường lực lượng cho Plây-cu |
25/01/1954 | Quân ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. |
30/3 đến ngày 30/4/1954 | Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm |
7-5-1954 | Quân ta đồng loạt tiến công phân khu trung tâm và phân khu Nam |
Bài tập 5. (trang 97 SBT Lịch Sử 9): Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương ?
Lời giải:
Nội dung :
Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
Các bên tham chiến ngừng bắn , lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: lấy vĩ tuyến 17 ( dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị ) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.
Ý nghĩa :
Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương…
Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút quân đội về nước.
Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Bài tập 6. (trang 98 SBT Lịch Sử 9): Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945-1954)
Lời giải:
1. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động sản xuất.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược giành được thắng lợi cũng là nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được cũng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta cùng với cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước Lào và Campuchia được tiến hành trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước chống kẻ thù chung, có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và câc nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
2. Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và Mĩ-Latinh.
Tuy vậy, miền Nam nước ta chưa được giải phóng, nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
Câu 1. Hãy cho biết ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 2. Nhận xét vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Câu 3. Trình bày hoàn cảnh và nội dung của hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) ?
Câu 4. Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)
Lời giải:
Câu 1.
– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác — Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam :
+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
– Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 2.
1. Sự chuẩn bị về mặt chính trị: Do cách mạng thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người đi sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo… để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cách mạng thuộc địa. – Cuối năm 1917, giữa lúc chiển tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra Hội những Người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp – Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho báo “Người cùng khổ”, viết nhiều bài đăng trên Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp. – Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin. Người viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng Sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng Sản.Năm 1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản và các đại hội của Quốc tế công hội, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên…
2. Sự chuẩn bị về mặt tổ chức – Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân – Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ… thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Việc làm này đã nêu bật tầm quan trọng vấn đề đoàn kết dân tộc trên toàn thế giới. – Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 3.
Hoàn cảnh lịch sử :
Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.
Nội dung :
– Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.
– Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức …
– Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
– Nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang
– Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.
– Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.
Câu 4.
Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.