Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
1. (trang 120 SBT Lịch Sử 9): Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động đến xã hội Việt Nam là
A. từ một xã hội phong kiến trở thành xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến
B. chuyển biến mạnh mẽ từ xã hội phong kiến lạc hậu trở thành xã hội thuộc địa
C. từ xã hội phong kiến lạc hậu trở thành xã hội TBCN
D. xã hội có ít nhiều biến đổi song về cơ bản vẫn là một xã hội phong kiến lạc hậu
Đáp án B
2. (trang 120 SBT Lịch Sử 9): Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử to lớn là
A. mốc kết thúc của cuộc đấu tranh giưa hai khuynh hướng cách mạng : tư sản và vô sản, với sự thắng thế của khuynh hướng vô sản
B. chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối giữa giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
C. Chấm dưt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản Việt Nam
D. Chứng tỏ Cách mạng Việt Nam chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản.
Đáp án B
3. (trang 120 SBT Lịch Sử 9): Đảng Cộng Sản Đông Dương vẫn vượt qua được cuộc “ Khủng bố trắng “ của kẻ thù trong những năm 1931-1933 là do
A. Nhờ có đường lối đúng đắn, có cơ sở bắt rễ sâu trong quần chúng nhân dân
B. Sự hỗ trợ về người và tài chính của Quốc tế Cộng Sản
C. Có lực lượng Đảng viên đông đảo cả ở trong nước và ngoài nước
D. Được Đảng Cộng Sản Trung Quốc giúp đỡ
Đáp án A
4. (trang 121 SBT Lịch Sử 9): Các cuộc diễn tập chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập, phong trào 1930-1931, phong trào 1939-1945
B. Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập, khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì, binh biến Đô Lương.
C. phong trào 1930-1931,1936-1939, cao trào kháng Nhật cứu nước( từ tháng 3 đến tháng 8-1945)
D. Các phong trào : 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945
Đáp án D
5. (trang 121 SBT Lịch Sử 9): Ngày kie niệm cách mạng tháng Tám -1945 là ngày nào và vì sao lại chọn ngày đó ?
A. Ngày 15-8-1945, ngày các địa phương đầu tiên khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lị.
B. Ngày 19-8-1945, Khởi nghĩa giành thắng lợi ở thủ đô Hà Nội
C. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa giành thắng thế ở Huế – kinh đô của Triều Nguyễn
D. Ngày 28-81945, địa phương cuối cùng trong cả nước giành chính quyền, cách mạng thắng Tám kết thúc thắng lợi.
Đáp án B
6. (trang 121 SBT Lịch Sử 9): Với chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5-1975 đã chứng minh
A. Việt Nam có th hoàn toàn chiến thắng mọi kẻ thù
B. Đảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam
C. một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng nếu biết đoàn kết chiến đáu theo đường lối đúng đắn thì có thể chiến thắng bất kì kẻ thù nào.
D. sự lớn mạng của hệ thống XHCN.
Đáp án C
7. (trang 121 SBT Lịch Sử 9): Tình hình nổi bật nhất của nước ta sau cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc là
A. miền Bắc hoà bình thống nhất, tiến lên con đường XHCN
B. đất nước bị chia cắ làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
C. thực dâ Pháp rút khỏi Việt Nam trong khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước tgheo điều khoản của hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Mĩ thay chân Pháp, tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Đáp án B
8. (trang 122 SBT Lịch Sử 9): Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là
A. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, bất khuất, kiêng quyết chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc
B. Cách mạng nước ta có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn là đồng thời giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH
C. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quânđoàn kết một lòng chiến đấu
D. sự ủng hộ to lớn của các nước XHCN và các lực lượng yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới.
Đáp án B
9. (trang 122 SBT Lịch Sử 9): Thành tựu nổi bật nhất trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000 là
A. thành tựu về kinh tế
B. thành tựu về chính trị
C. thành tựu về văn hoá- giáo dục
D. thành tựu về ngoại giao
Đáp án A
10. (trang 122 SBT Lịch Sử 9): Bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến nay là
A. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH
B. củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế
C. sự lãnh đoạ của Đảng Cộng Sản Việt Nam
D. nắm vững thời cơ cách mạng
Đáp án A
Bài tập 2. (trang 122 SBT Lịch Sử 9): Hãy hoàn thiện bảng sau về một số sự kiện tiêu biểu của cách mạng nước ta từ năm 1919 đến năm 2000.
Thời gian | Sự kiện |
Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập | |
1930-1931 | |
1936-1939 | |
Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam | |
Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 | |
Cách mạng tháng Tám bùng nổ thành công | |
Ngày 2-9-1945 | |
Kháng chiến toàn quóc chống thực dân Pháp bắt đầu | |
Ngày 7-5-1954 | |
1954-1975 | |
Thời kì đấu tranh hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng sau kháng chiến chống Pháp | |
Phong trào Đồng Khởi | |
Chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” | |
1965-1968 | |
Xuân 1968 | |
1969-1973 | |
Trận “ điện biên phủ trên không” | |
Kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam | |
Ngày 30-4-1975 | |
Thống nhất đất nước về mặt nhà nước | |
Tháng 12-1986 | |
Từ năm 1986 đến năm 2000 |
Lời giải:
Thời gian | Sự kiện |
03 – 02 – 1930 | Đảng Cộng Sản Việt Nam thành lập |
1930-1931 | Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là xô viết Nghệ -Tĩnh |
1936-1939 | Phong trào dân chủ 1936-1939 |
28/01/1941 | Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam |
Từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 | Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành trung ương Đảng |
Cách mạng tháng Tám bùng nổ thành công | |
Ngày 2-9-1945 | QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
19 tháng 12 năm 1946 | Kháng chiến toàn quóc chống thực dân Pháp bắt đầu |
Ngày 7-5-1954 | Chiến thắng Điện Biên Phủ |
1954-1975 | Kháng chiến chống Mĩ cứu nước |
1954-1975 | Thời kì đấu tranh hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng sau kháng chiến chống Pháp |
1959-1960 | Phong trào Đồng Khởi |
1961-1965 | Chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” |
1965-1968 | Miền Nam chống chiến tranh cục bộ của Mĩ |
Xuân 1968 | Chiến dịch Xuân Mậu Thân |
1969-1973 | Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh và “Đông Dương hoá” chiến tranh của Mỹ |
từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 | Trận “ điện biên phủ trên không” |
27-1-1973 | Kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam |
Ngày 30-4-1975 | Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước |
9-1975 | Thống nhất đất nước về mặt nhà nước |
Tháng 12-1986 | Đường lối đổi mới tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng |
Từ năm 1986 đến năm 2000 | Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội |
Bài tập 3. (trang 123 SBT Lịch Sử 9): Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam từ năm 1919-2000
Lời giải:
Nguyên nhân thắng lợi:
– Nhân dân ta có truyền thống đoàn kết, giàu lòng yêu nước, cần cù lao động sáng tạo, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, truyền thống đó được phát huy cao độ trong thời kì Đảng lãnh đạo.
– Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ.
Bài học kinh nghiệm
– Luôn giương cao ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNCH
– Sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành → cần tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
– Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng.
Câu 1. Hãy cho biết hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi ( 1959-1960)
Câu 2. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.?
Câu 3. Trình bày âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược”Việt Nam hoá chiến tranh”.Nêu thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
Lời giải:
Câu 1.
Điều kiện lịch sử : (Nguyên nhân của phong trào Đồng khởi)- Những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng, đề ra luật 10/59, đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, công khai chém giết hàng vạn cán bộ Đảng viên…=>Cần phải có một biện pháp quyết liệt để đua CM vượt qua khó khăn.- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
Diễn biến của phong trào “Đồng Khởi”:
– Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái, Vĩnh Thạnh (2/1959), Trà Bồng (8/1959), phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre
– Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện, toàn tỉnh Bến Tre, lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên…
ý nghĩa :
– Phong trào “Đồng Khởi” đã giàng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
– Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 2.
+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và đô la Mĩ.
+ Đều bị thất bại.
Khác nhau:
Về lực lượng tham chiến chính .
+ Chiến tranh đặc biệt: lực lượng chủ lực là quân Ngụy Sài Gòn.
+ Chiến tranh cục bộ: Lực lượng chiến đấu chính là quân viễn chinh Mĩ.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Chủ yếu là quân Ngụy, quân Mĩ rút dần vè nước.
Về địa bàn diễn ra.
+ Chiến tranh đặc biệt: miền Nam.
+ Chiến tranh cục bộ: vừa bình định Miền Nam vưùa mở rộng chiến tranh phá hoại miền bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh: Mở rộng chiến tranh ra cả nước vừa mở rộng sang cả khu vực Đông Dương.
Về thủ đoạn cơ bản.
+ Chiến tranh đặc biệt: Ấp chiến lược là cơ bản và được nâng lên thành quốc sách.
+ Chiến tranh cục bộ: Thủ đoạn cơ bản là chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.
+ Việt Nam hoá chiến tranh: Dùng ngưòi Việt trị ngưòi Việt, dùng người Đông Dương đánh ngưòi Đông Dương, rút dần quân Mĩ để gảim xương máu cho ngưòi Mĩ thực hiện âm mưu “thay màu da đổi xác chết”.
Về tính chất ác liệt:
Chiến tranh cục bộ là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trưục tiếp huy động quân viẽn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền bắc. Thất bại của chiến lược này đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
Câu 3.
“Việt Nam hoá” chiến tranh của Níchxơn là để thay cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Giônxơn đã phá sản, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp đô la, vũ khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.Thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh, quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu rút dần khỏi chiến tranh đồng thời tăng cường quân đội tay sai để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường. Thực chất đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.Quân đội Sài gòn còn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Thắng lợi của nhân dân ta trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”
Trên mặt trận chính trị – ngoại giao.
Thắng lợi đầu tiên là sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (6/6/1969). Đây là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam, đã được 23 nước trên thế giới công nhận, trong đó có 21 nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao.
Trên khắp các đô thị miền Nam, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục. Đặc biệt là tại Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào của học sinh, sinh viên diễn ra rất rầm rộ, lôi cuốn đông đảo giới trẻ tham gia.
Tại các vùng nông thôn, phong trào “phá ấp chiến lược”, chống “bình định nông thôn” diễn ra rất quyết liệt. Đến đầu năm 1971, cách mạng đã giành quyền làm chủ thêm 3.600 “ấp chiến lược” với hơn 3 triệu dân.
Trên mặt trận quân sự.
+ Đập tan âm mưu mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.
+ Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ – Ngụy.
+ Ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972.