Chương 5: Thống kê

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 10 Ôn tập chương 5 giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 10 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 5.18 trang 163 Sách bài tập Đại số 10: Cho các số liệu thống kê ghi ở bảng sau

Số người xem trong 60 buổi chiếu phim của một rạp chiếu phim nhỏ

4 12 18 23 29 31 37 40 46 52
5 13 19 24 30 32 38 41 47 53
6 14 21 25 32 33 39 42 48 54
9 15 20 26 32 34 32 43 49 55
8 10 21 27 32 35 40 44 50 56
11 17 22 28 30 36 41 45 51 59

a) Lập bảng phân bố tần ssoo và tần suất ghép lớp, với các lớp

[0;10); [10;20); [20;30); [30;40); [40; 50); [50; 60];

b) Vẽ biểu đồ tần suất hình cột (mô tả bảng phân bố tần suất ghép lớp);

c) Nêu nhận xét về số người xem trong 60 buổi chiếu phim kể trên;

d) Tính số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của các số liệu thống kê đã cho.

Lời giải:

a) Số người xem 60 buổi chiếu phim của một rạp chiếu phim nhỏ

Lớp người xem Tần số Tần suất (%)
[0;10) 5 8,33
[10;20) 9 15,00
[20;30) 11 18,33
[30;40) 15 25,00
[40; 50) 12 20,00
[50; 60] 8 13,34
Cộng 60 100%

b) (h.58)

Hình 58: Biểu đồ tần suất hình cột về số người xem trong 60 buổi chiếu phim của một rạp chiếu phim nhỏ

c) Trong 60 buổi được khảo sát

Chiếm tỉ lệ thấp nhất (8,33%) là những buổi có dưới 10 người xem.

Chiếm tỉ lệ cao nhất (25%) là những buổi có từ 30 người đến dưới 40 người xem.

Đa số (78,33%) các buổi có từ 10 người đến dưới 50 người xem.

d) x ≈ 32 người, s2≈ 219,5; s ≈ 15 người

Bài 5.19 trang 163 Sách bài tập Đại số 10: Cho bảng phân bố tần số

Khối lượng 30 quả trứng gà của một ổ trứng gà

Khối lượng (g) Tần số
25 3
30 5
35 10
40 6
45 4
50 2
Cộng 30

a) Tính số trung bình, số trung vị, mốt;

b) Hãy chọn giá trị đại diện cho các số liệu thống kê đã cho về quy mô và độ lớn;

c) Giả sử có rổ trứng gà thứ hai có x2 = 36,5 g, s2 = 10 g, hãy xét xem trứng gà ở rổ nào có khối lượng đều hơn.

Lời giải:

a) x ≈ 36,5, s1 ≈ 6,73 g

Me = 35g, M0 = 35g

b) Ta chọn số trung bình x ≈ 36,5g, để làm giá trị đại diện cho các số liệu thống kê đã cho ở quy mô và độ lớn.

c) Rổ trứng thứ nhất và rổ trứng thứ hai có cùng đơn vị đo và x1 = x2 = 36,5; s1 = 6,73g < 10g = s2. Suy ra trứng gà ở rổ thứ nhất đồng đều hơn.

Bài 5.20 trang 164 Sách bài tập Đại số 10: Cho bảng phân bố tần số ghép lớp

Cân nặng của các học sinh lớp 10A và 10B, trường Trung học phổ thông L. (Bảng 17)

Lớp cân nặng (kg) Tần số
10A 10B
[30;36) 1 2
[36;42) 2 7
[42;48) 5 12
[48;54) 15 13
[54;60) 9 7
[60;66] 6 5
Cộng 38 46

a) Lập bảng phân bố tần suất ghép lớp, với các lớp như ở bảng 19.

b) Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ hai đường gấp khúc tần suất về cân nặng của học sinh lớp 10A, lớp 10B.

Từ đó, so sánh cân nặng của học sinh lớp 10A với cân nặng của học sinh lớp 10B trường Trung học phổ thông L.

c) Số học sinh nặng không dưới 42 kg ở lớp 10A, lớp 10B chiếm bao nhiêu phần trăm?

d) Tính số trung bình, độ lệch chuẩn của cá số liệu thống kê ở lớp 10A, lớp 10B.

Học sinh ở lớp 10A hay lớp 10B có khối lượng lớn hơn?

Lời giải:

a) Cân nặng của các học sinh lớp 10A và 10B trường Trung học phổ thông L.

Lớp cân nặng (kg) Tần số
10A 10B
[30;36) 2,63 4,35
[36;42) 5,26 15,22
[42;48) 13,16 26,08
[48;54) 39,48 28,26
[54;60) 23,68 15,22
[60;66] 15,79 10,87
Cộng 100 (%) 100 (%)

b) (h.59)

Hình 59: Đường gấp khúc tần suất về cân nặng (kg) của học sinh lớp 10A, lớp 10B trường Trung học phổ thông L.

Nhìn vào hai đường gấp khúc tần suất ở trên, ta có nhận xét

Trong những người có cân nặng không vượt quá 45 kg, các học sinh lớp 10B luôn chiếm tỉ lệ cao hơn. Còn trong những trường hợp có cân nặng không thấp hơn 51 kg, các học sinh lớp 10A luôn chiếm tỉ lệ cao hơn.

c) Ở lớp 10A: 13,16% + 39,48% + 23,68% + 15,79% = 92,11%

Ở lớp 10B: 28,08% + 28,26% + 15,22% + 10,87% =80,43%

d) Ở lớp 10A, ta tính được

x1 = 52,4 kg; s1 = 7,1 kg

Ở lớp 10B, ta tính được

x2 = 49 kg; s2 = 7,9 kg

x1 > x2, nên học sinh ở lớp 10A có khối lượng lớn hơn.

Bài tập trắc nghiệm trang 164 Sách bài tập Đại số 10:

Bài 5.21: Dựa vào bảng 8 cho ở bài tập số 5.5 của bài 1, hãy cho biết: Bao nhiêu tỉnh, thành phố có “tỉ lệ các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2013 – 2014” từ 30% đến 80%

A. 14 B. 19

C. 36 D. 21

Lời giải:

80% là giá trị đại diện của lớp thứ năm – lớp [70; 90) (của bảng 8), nên có thể xem các số liệu thống kê thuộc vào lớp thứ năm đều bằng 80%. Suy ra: Số các tỉnh, thành phố có “tỉ lệ các trường mần non đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2013 – 2014” từ 30% đến 80% là: 14 + 5 + 2 = 21 (tỉnh, thành phố)

Đáp án: D

Bài 5.22: Khảo sát “tuổi thọ của mỗi bóng đèn (đơn vị là giờ)” ở hai lô bóng đèn (lô A và lô B), có kết quả sau đây:

• Ở lô A tính được: Số trung bình xA = 1200 giờ; Độ lệch chuẩn sA = 272 giờ.

• Ở lô B tính được: Số trung bình xB = 1200 giờ; Độ lệch chuẩn sB = 283 giờ.

Câu nào trong các câu sau là đúng?

A. Bóng đèn ở lô A có tuổi thọ cao hơn.

B. Bóng đèn ở lô B có tuổi thọ cao hơn.

C. Tuổi thọ của các bóng đèn ở lô A đồng đều hơn.

D. Tuổi thọ của các bóng đèn ở lô B đồng đều hơn.

Lời giải:

Từ đó suy ra:

– Bóng đèn ở lô A và bóng đèn ở lô B có tuổi thọ ngang nhau.

– Tuổi thọ của các bóng đèn ở lô A đồng đều hơn.

Đáp án: C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1171

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống