Phần Hình học – Chương 3: Tam giác đồng dạng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 8 Bài 4: Khái niệm hai tam giác đồng dạng giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 8 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 25 trang 89 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho hai tam giác A’B’C’ và ABC đồng dạng với nhau theo tỉ số k. Chứng minh rằng tỉ số hai chu vi tam giác cũng bằng k.

Lời giải:

Vì ΔA’B’C’ đồng dạng ΔABC theo tỉ số k nên ta có:

Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

Suy ra:

Vậy

Bài 26 trang 89 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có AB = 3cm, BC = 5cm, CA= 7cm. Tam gỉác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC có cạnh nhỏ nhất là 4,5cm.Tính các cạnh còn lại của tam giác A’B’C’.

Lời giải:

Tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC có cạnh nhỏ nhất bằng 4,5 nên cạnh nhỏ nhất của Δ A’B’C’ tương ứng với cạnh AB nhỏ nhất của ΔABC

Giả sử A’B’ là cạnh nhỏ nhất ‘của Δ A’B’C’

Vì Δ A’B’C’ đồng dạng ΔABC nên

Thay AB = 3(cm), AC = 7(cm), BC = 5(cm), A’B’ = 4,5(cm) vào (1) ta có:

Vậy: A’C’ = (7.4.5)/3 = 10,5 (cm)

B’C’= (5.4.5)/3 = 7,5(cm)

Bài 27 trang 90 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC có AB = 16,2cm, BC = 24,3cm, AC = 32,7cm. Tính độ dài các cạnh của tam giác A’B’C’, biết rằng tam giác A’B’C đồng dạng với tam giác ABC và:

a. A’B’ lớn hơn cạnh AB là 10,8cm.

b. A’B’ bé hơn cạnh AB là 5,4cm.

Lời giải:

a. Vì ΔA’B’C’ đồng dạng ΔABC nên

Mà AB = 16,2 cm; BC = 24,3 cm; AC = 32,7 cm nên:

A’B’= AB + 10,8cm = 16,2 + 10,8 = 27 (cm)

Ta có:

Suy ra: A’C’ = (27.32.7)/16,2 = 54,5 (cm)

Suy ra: B’C’ = (27.24.3)/16,2 = 40,5 (cm)

b. Vì Δ A’B’C’ đồng dạng ΔABC nên

Mà AB = 16,2 cm; BC = 24,3 cm; AC = 32,7 cm nên:

A’B’= AB – 5,4 = 16,2 – 5,4 =10,8 (cm)

Ta có:

Suy ra: A’C’ = (10,8 . 32,7): 16,2 = 21,8 (cm)

B’C’= (10,8 . 24,3): 16,2 = 16,2 (cm)

Bài 28 trang 90 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Hình thang ABCD (AB // CD) có CD= 2AB. Gọi E là trung điểm của CD. Chứng minh rằng ba tam giác ADE, ABE và BEC đồng dạng với nhau từng đôi một.

Lời giải:

Vì CD = 2AB (gt) nên AB = 1/2 CD

Vì E là trung điểm của CD nên DE = EC = 1/2 CD

Suy ra: AB = DE = EC

Hình thang ABCD có đáy AB = EC nên hai cạnh bên AE và BC song song với nhau

Xét ΔAEB và ΔCBE, ta có:

∠(ABE) = ∠( BEC)(So le trong)

∠(AEB) = ∠(EBC) (so le trong)

BE cạnh chung

⇒ΔAEB =ΔCBE (g.c.g) (1)

Hình thang ABED có đáy AB =DE nên hai cạnh bên AD và BE song song với nhau

Xét ΔAEB và ΔEAD, ta có:

∠(BAE) = ∠(AED)(so le trong)

∠ (AEB) = ∠(EAD) (so le trong)

AE cạnh chung

⇒Δ AEB =ΔEAD(g.c.g) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ΔAEB = ΔCBE = ΔEAD

Bài 4.1 trang 90 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Tam giác ABC có tổng độ dài hai cạnh AB + AC = 10,75 cm và đồng dạng với tam giác A’B’C’ có độ dài các cạnh A’B’ = 8,5cm, A’C’ = 7,35cm, B’C’ = 6,25cm.

Tính chính xác đến hai chữ số thập phân, chu vi của tam giác ABC là:

A. 45,36

B. 14,46

C. 14,98

D. 14,50

Lời giải:

Chọn C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1009

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống