Chương 2: Sóng cơ và sóng âm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 12 – Bài tập cuối chương II giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài II.1, II.2, II.3, II.4, II.5, II.6, II.7 trang 30 Sách bài tập Vật Lí 12:

II.1 . Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm

A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

C. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.

D. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

II.2. Một sóng cơ có tần số 0,5 Hz truyền trên một sợi dây đàn hồi đủ dài với tốc độ 0,5 m/s. Sóng này có bước sóng là

A. 1,2 m.        B. 1,0 m.        C. 0,8 m.        D. 0,5 m.

II.3. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình là u = 0,05cos(6πt – πx)(m ; s). Tốc độ truyền sóng này là

A. 30 m/s.        B. 3 m/s.        C. 6 m/s.        D. 60 m/s.

II.4. Một sóng ngang truyển theo chiều dương của trục Ox, có phương trình là u = 6cos(4πt – 0,02πx)(cm ; s). Sóng này có bước sóng là

A. 200cm.        B. 100cm.        C. 150 cm.        D. 50 cm.

II.5. Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120 Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng, ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5 m. Tốc độ truyền sóng là

A. 30 m/s.        B. 25 m/s.        C. 12 m/s.        D. 15 m/s.

II.6. Trên một dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 20 m/s.        B. 600 m/s.        C. 60 m/s.        D. 10 m/s.

II.7. Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức :

Lời giải:

II.1 II.2 II.3 II.4 II.5 II.6 II.7
D B C B D C A

Bài II.8, II.9, II.10, II.11 trang 31 Sách bài tập Vật Lí 12:

II. 8. Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số 50 Hz, được đặt tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm S1, bán kính S1S2 , điểm mà phần tử tại đó dao động với biên độ cực đại cách điểm S2 một đoạn ngắn nhất bằng

A. 8,9 m.        B. 1,5m.        C. 8,5 cm.        D.1,0cm.

II.9. Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm khi li độ dao động của phần tử tại M là 3 cm thì li độ dao động của phần tử tải N là -3 cm. Biên độ của sóng bằng

A. 2√3 cm.        B. 3√2 cm.        C. 3 m.        D. 6 cm.

II.10. Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng, tần số sóng là 50 Hz. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 30 m/s.        B. 20 m/s.        C. 25 m/s.        D. 15 m/s.

II. 11 Một sóng ngang truyền theo chiều dương của trục trên một dây đàn hồi dài. Tại thời điểm xét, dây có dạng như hình II. 1 .Xét hai điểm P và Q của dây. Hướng chuyển động của hai điểm đó lần lượt là :

A. đi xuống ; đi xuống.

B. đi xuống ; đi lên.

C. đi lên ; đi xuống.

D. đi lên ; đi lên.

Lời giải:

II.8 II.9 II.10 II.11
D A C D

Bài II.12, II.13 trang 32 Sách bài tập Vật Lí 12:

II.12. Trên một sợi dây căng ngang với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Không kể các điểm nút hoặc bụng, người ta còn thấy có những điểm cách đều nhau và dao động với cùng biên độ. Nếu khoảng cách ngắn nhất giữa chúng là 15 cm thì bước sóng cửa sóng truyền trên dây bằng

A. 90 cm        B. 60 cm        C. 45 cm        D. 30 cm

II.13 Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-4 w/m2. Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 w/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng

A. 80 dB.        B. 8 dB.        C. 0,8 dB.        D. 80 B.

Lời giải:

II.12 II.13
B A

Bài II.14 trang 32 Sách bài tập Vật Lí 12: Một sợi dây dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hoà với tần số 40 Hz. Trên dây AB có sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 .m/s. Hỏi kể cả A và B, trên dây có bao nhiêu bụng và bao nhiêu nút ?

Lời giải:

Áp dụng điều kiện có sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định ta có

l = nλ/2 = nv/2f ⇒ n = 2fl/v = 2.40.1/20 = 4 bụng

⇒ 5 nút.

Bài II.15 trang 32 Sách bài tập Vật Lí 12: Ở một chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos50πt. Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần o nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Hỏi khoảng cách MO là bao nhiêu ?

Lời giải:

MO = 2√10. Xem hình II.4G

Pha dao động tại O ở thời điểm t là :

Pha dao động tại M ở thời điểm t là :


AM = 11cm ⇒ MO = 2√10 cm

Bài II.16 trang 32 Sách bài tập Vật Lí 12: Hai sóng mặt nước phát ra từ hai nguồn S1, S2 dao động cùng pha (Hình II.2). M là một điểm nằm trên đường cực tiểu giao thoa thứ hai. Hiệu đường đi MS1 – MS2 = 4,5 cm. Hỏi bước sóng bằng bao nhiêu ?

Lời giải:

Theo bài ra ta có

(MS1 – MS2) = (k + 1/2)λ

Đường cực tiểu giao thoa thứ 2 ứng với k = 2

⇒ (2 + 1/2)λ = 4,5 ⇒ λ = 1,8cm.

Bài II.17 trang 32 Sách bài tập Vật Lí 12: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt

và u
B = 2cos(40πt + π)(u
1 và u
2 tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng của chất lỏng. Hỏi số điểm dao động với biên độ cực đại trên đường chéo BM của hình vuông là bao nhiêu ?

Lời giải:

Xem Hình II.5G.

Trước hết ta tìm số vân cực đại trên toàn mặt thoáng. Đó cũng là số vân cực đại trên đoạn AB. Vì hai nguồn kết hợp dao động ngược pha nên ta có :

d1 – d2 = (k + 1/2)λ

Vì 0 < d2 < 20 (cm) ⇒ k = -13,…, -12, -1,0, 1.., 12

Bây giờ ta xét số vân cực đại trên đoạn BM.

-20 < d2 – d1 < 20(√2 – 1)(cm)

-20 < (k + 1/2).3/2 ≤ 2 – (√ – 1)

⇒ k = -13, -12 …-1.0, 1,…, 5 ⇒ 19 điểm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1128

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống