Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 12 trang 45: Quan sát hình 12.1,2,3 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
– Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể con người và động vật? Vì sao?
– Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải ăn, uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?
Lời giải:
– Thường kí sinh ở ruột người và động vật vì ở đó có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Hơn nữa, nó có những đặc điểm thích nghi để kí sinh ở đó:
+ Có cơ quan giác bám tăng cường.
+ Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng trong ruột người và động vật nên rất hiệu quả.
+ Mỗi đốt có 1 cơ quan sinh sản lưỡng tính.
– Các biện pháp phòng trống: Các ngành giun dẹp thường kí sinh ở ruột. Xâm nhập chủ yếu qua đường ăn uống, một só qua da, do đó cần:
+ Ăn chín uống sôi
+ Tắm nước sạch và ở nơi sạch sẽ
+ Giữ vệ sinh ăn uống và chuồng trại sạch sẽ
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 12 trang 45: Hãy sử dụng thông tin trong bài 11 và bài 12 điền vào bảng sau ( nếu đúng đánh dấu + sai đánh dấu – )
Lời giải:
Bảng. Một số đặc điểm của đại diện Giun dẹp
Bài 1 (trang 46 sgk Sinh học 7): Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người ?
Lời giải:
Đặc điểm cấu tạo của sán dây thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột người:
– Đầu sán nhỏ, có giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.
– Cơ thể dẹp, mảnh, dài, phân thành hàng trăm đốt: thuận tiện chui rúc, luồn lách, đốt già mang trứng thuận lợi tách khỏi cơ thể.
– Ruột tiêu giảm, dinh dưỡng hấp thụ qua bề mặt cơ thể.
– Mỗi đốt là 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính. Đốt càng già thì cơ quan sinh dục càng phát triển. Các đốt già chứa đầy trứng, có thể tách rời khỏi cơ thể: sinh sản được nhiều và trứng dễ dàng được phát tán ra khỏi cơ thể vật chủ.
Bài 2 (trang 46 sgk Sinh học 7): Sán lá gan, sán dây, sán lá máu xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
Lời giải:
– Sán lá, sán dây xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua con đường tiêu hóa, vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc gạo, ốc mút, trâu, bò, lợn.
– Sán lá máu: ấu trùng thâm nhập qua da khi da tiếp xúc với nước ô nhiễm.
Bài 3 (trang 46 sgk Sinh học 7): Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp, tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành ?
Lời giải:
+ Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp:
– Cơ thể dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
– Cơ quan tiêu hóa chưa phát triển, ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
– Ở loài kí sinh: giác bám phát triển, hầu khỏe.
– Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
+ Lấy đặc điểm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun có đặc điếm chung là cơ thể dẹp theo chiều lưng bụng, đối xứng 2 bên, dễ phân biệt với các ngành giun khác.