Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Tin Học 11 – Bài tập và thực hành 4 giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

    1. Mục đích, yêu cầu

    + Biết nhận xét, phân tích, đề xuất thuật toán giải bài toán sao cho chương trình chạy nhanh hơn.

    + Làm quen với dữ liệu có cấu trúc và bài toán sắp xếp.

    2. Nội dung

    Bài 1(trang 65 sgk Tin 11):

    a) Hãy tìm hiểu và chạy thử chương trình thuật toán sắp xếp dãy số nguyên bằng thuật toán tráo đổi với các giá trị khác nhau của n dưới đây .

    Qua đó nhận xét về thời gian chạy chương trình.

    Trả lời:

    program sapxep;
    uses crt;
    const Nmax=250;
    var
    	N,i,j,t:integer;
    	A:array[1..Nmax] of integer;
    begin
    	clrscr;
    	randomize;
    	write('nhap so luong phan tu cua day N=');
    	readln(N);
    	for i:=1 to N do
    	begin
    	A[i]:=random(300)-random(300);
    	end;
    	for i:=1 to N do
    	write(A[i]:5);
    	writeln;
    	for j:=N downto 2 do
    		for i:=1 to j-1 do
    			if A[i]>A[i+1] then
    			begin
    			t:=A[i];
    			A[i]:=A[i+1];
    			A[i+1]:=t;
    			end;
    	writeln('day da duoc sap xep la ');
    	for i:=1 to N do write(A[i]:4);
    	readln;
    end.
    

    Kết quả:

    b) Khai báo thêm biến nguyên Dem và bổ sung vào chương trình những câu lệnh cần thiết để biến Dem tính số lần thực hiện tráo đổi trong thuật toán. Đưa kết quả ra màn hình.

    Trả lời:

    program sapxep;
    uses crt;
    const Nmax=250;
    var
    	N,i,j,t,dem:integer;
    	A:array[1..Nmax] of integer;
    begin
    	clrscr;
    	randomize;
    	write('nhap so luong phan tu cua day N=');
    	readln(N);
    	for i:=1 to N do
    	begin
    	A[i]:=random(300)-random(300);
    	end;
    	dem:=0;
    	for i:=1 to N do
    	write(A[i]:5);
    	writeln;
    	for j:=N downto 2 do
    		for i:=1 to j-1 do
    			if A[i] > A[i+1] then
    			begin
    			t:=A[i];
    			A[i]:=A[i+1];
    			A[i+1]:=t;
    			dem:=dem+1;
    			end;
    	writeln('day da duoc sap xep la ');
    	for i:=1 to N do write(A[i]:4);
    	writeln;
    	writeln('so lan thuc hien trao doi la ',dem);
    	readln;
    end.
    

    Kết quả:

    Bài 2 (trang 66 sgk Tin 11): Hãy đọc và tìm hiểu những phân tích để viết chương tình giải bài toán :

    Cho mảng A gồm n phần tử. Hãy biết chương trình tạo mảng B[1..n] trong đó B[i] là tổng của I phần tử đầu tiên trong A.

    Trả lời:

    Có 2 cách:

    Cách 1 là duyệt lần lượt các phần từ của mảng B. Đến vị trí I ta sẽ duyệt từ 1 đến I của mảng A rồi cộng dồn vào B[i]

    Cách 2 là ta nhận thấy B[j]=B[j-1]+A[j] nếu j khác 1và B[j]=A[1] nếu j=1.

    Cách 1:

    program sapxep;
    uses crt;
    const Nmax=250;
    var
    	N,i,j,t,dem:integer;
    	A:array[1..Nmax] of integer;
    	B:array[1..Nmax] of integer;
    begin
    	clrscr;
    	randomize;
    	dem:=0;
    	write('nhap so luong phan tu cua day N=');
    	readln(N);
    	for i:=1 to N do
    	begin
    	A[i]:=random(300)-random(300);
    	B[i]:=0;
    	end;
    	for i:=1 to N do
    		for j:=1 to i do
    		begin
    			B[i]:=B[i]+A[j];
    			dem:=dem+1;
    		end;
    	writeln('dem=',dem);
    	readln;
    end.
    

    Kết quả:

    Số lần thực thi phép cộng là:

    Cách 2:

    program sapxep;
    uses crt;
    const Nmax=250;
    var
    	N,i,j,t,dem:integer;
    	A:array[1..Nmax] of integer;
    	B:array[1..Nmax] of integer;
    begin
    	clrscr;
    	randomize;
    	dem:=0;
    	write('nhap so luong phan tu cua day N=');
    	readln(N);
    	for i:=1 to N do
    	begin
    	A[i]:=random(300)-random(300);
    	B[i]:=0;
    	end;
    	B[1]:=A[1];
    	for i:=2 to N do
    		begin
    		B[i]:=B[i-1]+A[i];
    		dem:=dem+1;
    		end;
    	writeln('dem=',dem);
    	readln;
    end.
    

    Kết quả:

    Số lần thực thi phép cộng là

    Nhận thấy sử dụng cách 2 có thể làm giảm đáng kể số lượng phép toán cần thực hiện. Tuy tốc độ máy tính rất nhanh nhưng cũng có giới hạn. Vì thế ta nên tìm cách viết sao cho chương trình thực hiện càng ít phép toán càng tốt.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1122

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống