Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài 1: Tính nhẩm:
a) 50 + 40 b) 500 + 400
90 – 50 900 – 500
90 – 40 900 – 400
c) 80 + 20 d) 300 + 700
100 – 80 1000 – 700
100 – 20 1000 – 300
Lời giải:
a) 50 + 40 Nhẩm: 5 chục + 4 chục = 9 chục 50 + 40 = 90 90 – 50 Nhẩm: 9 chục – 4 chục = 5 chục 90 – 40 = 50 90 – 40 Nhẩm: 9 chục – 4 chục = 5 chục 90 – 40 = 50 c) 80 + 20 Nhẩm: 8 chục + 2 chục = 1 trăm 80 + 20 = 100 100 – 80 Nhẩm: 1 trăm – 8 chục = 2 chục 100 – 80 = 20 100 – 20 Nhẩm: 1 trăm – 2 chục = 8 chục 100 – 20 = 80 |
b) 500 + 400 Nhẩm: 5 trăm + 4 trăm = 9 trăm 500 + 400 = 900 900 – 500 Nhẩm: 9 trăm – 5 trăm = 4 trăm 900 – 500 = 400 900 – 400 Nhẩm: 9 trăm – 4 trăm = 5 trăm 900 – 400 = 500 d) 300 + 700 Nhẩm: 3 trăm + 7 trăm = 1 nghìn 300 + 700 = 1000 1000 – 700 Nhẩm: 1 nghìn – 7 trăm = 3 trăm 1000 – 700 = 300 1000 – 300 Nhẩm: 1 nghìn – 3 trăm = 7 trăm 1000 – 300 = 700 |
Bài 2: Đặt tính rồi tính (theo mẫu).
35 + 48 |
146 + 29 |
77 – 59 |
394 – 158 |
Lời giải:
Em hãy đặt tính, chú ý các hàng thẳng cột với nhau (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục) sau đó tiến hành cộng lần lượt từ phải sang trái (từ hàng đơn vị đến hàng chục).
Em tính được kết quả như sau:
Bài 3: Số?
Số hạng |
30 |
18 |
66 |
59 |
130 |
Số hạng |
16 |
25 |
28 |
13 |
80 |
Tổng |
46 |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Tổng là kết quả của phép tính cộng khi lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai.
Em thực hiện các phép tính cộng và tìm được kết quả như sau:
Số hạng |
30 |
18 |
66 |
59 |
130 |
Số hạng |
16 |
25 |
28 |
13 |
80 |
Tổng |
46 |
43 |
94 |
72 |
210 |
Bài 4: Con trâu cân nặng 650 kg, con nghé cân nặng 150 kg. Hỏi:
a) Con trâu và con nghé cân nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?
b) Con trâu nặng hơn con nghé bao nhiêu ki-lô-gam?
Lời giải:
a)
Con trâu và con nghé cân nặng tất cả số kg:
650 + 150 = 800 (kg)
Đáp số: 800 kg
b) Con trâu nặng hơn con nghé số kg là:
650 – 150 = 500 (kg)
Đáp số: 500 kg
Bài 1: Số?
Số bị trừ |
1000 |
563 |
210 |
100 |
216 |
Số trừ |
200 |
137 |
60 |
26 |
132 |
Hiệu |
800 |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Hiệu là kết quả của phép tính trừ khi lấy số bị trừ trừ đi số trừ. Muốn tính được hiệu, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Em thực hiện các phép tính trừ và được kết quả như sau:
Số bị trừ |
1000 |
563 |
210 |
100 |
216 |
Số trừ |
200 |
137 |
60 |
26 |
132 |
Hiệu |
800 |
426 |
150 |
74 |
84 |
Bài 2: Số?
Lời giải:
Để điền được số trong hình tròn, em thực hiện phép tính cộng, được kết quả là:
305 + 105 = 410.
Do đó em điền số 410 ở trong hình tròn.
Để điền được số trong hình tam giác, em thực hiện phép tính trừ, lấy kết quả vừa tìm được ở trong hình tròn trừ đi 205, được kết quả là:
410 – 205 = 205.
Do đó em điền được số 205 ở trong hình tam giác.
Vậy ta điền số như sau:
Bài 3:
a) Những chum nào ghi phép tính có kết quả lớn hơn 150?
b) Những chum nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau?
Lời giải:
Em viết phép tính
Chum A: 135 + 48 = 183
Chum B: 80 + 27 = 107
Chum C: 537 – 361 = 176
Chum D: 25 + 125 = 150
Chum E: 216 – 109 = 107
a) Những chum A, C ghi phép tính có kết quả lớn hơn 150.
b) Những chum B, E ghi phép tính có kết quả bằng nhau.
Bài 4: Ở một trường học, khối lớp Ba có 142 học sinh, khối lớp Bốn có ít hơn khối lớp Ba 18 học sinh. Hỏi:
a) Khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh?
b) Cả hai khối lớp có bao nhiêu học sinh?
Lời giải:
a)
Khối lớp Bốn có số học sinh là:
142 – 18 = 124 (học sinh)
b)
Cả hai khối lớp có số học sinh là:
142 + 124 = 266 (học sinh)
Đáp số: a) 124 học sinh.
b) 266 học sinh.