Chương 5: Một số yếu tố thống kê

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Bài 1 trang 109 Toán 7 Tập 1: Bảng thống kê dưới đây biểu diễn dữ liệu về chỉ tiêu của gia đình bạn Lan. Em hãy phân loại dữ liệu trên hai tiêu chí định tính và định lượng.

Lời giải:

– Dữ liệu mục chỉ tiêu được biểu diễn bằng từ (chỉ tiêu thiết yếu, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu cá nhân) nên là dữ liệu định tính.

– Dữ liệu liệt kê chi tiết được biểu diễn bằng các từ nên là dữ liệu định tính.

– Dữ liệu tỉ lệ phần trăm được biểu diễn bằng số thực nên là dữ liệu định lượng.

Vậy dữ liệu định tính là mục chỉ tiêu và liệt kê chi tiết, dữ liệu định lượng là tỉ lệ phần trăm.

Bài 2 trang 109 Toán 7 Tập 1: Thống kê điểm kiểm tra môn Toán của 10 học sinh giỏi Toán của lớp 7B, ta được dãy số liệu sau: 8; 8; 8; 8,5; 9; 9; 9; 9,5; 10; 10.

Dữ liệu trên có đại diện cho kết quả kiểm tra môn Toán của học sinh lớp 7B hay không?

Lời giải:

Dữ liệu trên không đại diện cho kết quả kiểm tra môn Toán của học sinh lớp 7B vì ở đây chỉ biểu diễn điểm kiểm tra môn Toán của 10 học sinh giỏi toán, còn thiếu những học sinh không giỏi toán.

Bài 3 trang 110 Toán 7 Tập 1: Tỉ lệ loại gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 được cho trong bảng dữ liệu sau đây. Em hãy biểu diễn thông tin từ bảng dữ liệu đã cho vào biểu đồ bên dưới.

Lời giải:

Từ bảng dữ liệu, ta thấy:

– Gạo Japonica thơm, đặc sản chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất (30%) tương ứng với phần màu xanh dương trên biểu đồ.

– Gạo trắng cấp cao chiếm tỉ lệ phần trăm lớn thứ hai (25%) tương ứng với phần màu xanh lam trên biểu đồ.

– Gạo có giá trị gia tăng khác chiếm tỉ lệ phần trăm nhỏ nhất (5%) tương ứng với phần màu xanh lá cây trên biểu đồ.

– Gạo trắng cấp thấp, trung bình và gạo nếp đều chiếm tỉ lệ phần trăm bằng nhau (đều bằng 5%) lần lượt tương ứng với phần màu đỏ và màu tím trên biểu đồ.

Từ đó ta biểu diễn thông tin vào biểu đồ như sau:

Bài 4 trang 110 Toán 7 Tập 1: Tập đoàn X có 6 công ty A, B, C, D, E, F. Trong năm 2020, tỉ lệ doanh thu của mỗi công ty so với tổng doanh thu của mỗi công ty so với tổng doanh thu của tập đoàn được biểu thị như biểu đồ sau.

Dựa vào thông tin thu thập từ biểu đồ trên để trả lời các câu hỏi sau:

a) Nếu doanh thu của công ty D là 650 tỉ đồng thì doanh thu của công ty B là bao nhiêu tỉ đồng?

b) Tỉ lệ đóng góp của công ty F nhiều hơn công ty D là bao nhiêu phần trăm?

Lời giải:

a) Tỉ lệ phần trăm công ty D trong tập đoàn là 10% tương ứng với doanh thu là 650 tỉ đồng nên 1% tương ứng với doanh thu là:

650 : 10 = 65 (tỉ đồng).

Tỉ lệ phần trăm công ty B trong tập đoàn là 26% nên doanh thu của công ty B là:

65 . 26 = 1 690 (tỉ đồng).

Vậy nếu doanh thu của công ty D là 650 tỉ đồng thì doanh thu của công ty B là 1690 tỉ đồng.

b) Tỉ lệ đóng góp của công ty F là 16% và công ty D là 10%.

Tỉ lệ đóng góp của công ty F nhiều hơn công ty D là:

16% − 10% = 6%.

Vậy tỉ lệ đóng góp của công ty F nhiều hơn công ty D là 6%.

Bài 5 trang 110 Toán 7 Tập 1: Bảng dữ liệu sau cho biết số ổ bánh mì bán được tại căng tin trường Kim Đồng vào các ngày trong tuần vừa qua. Em hãy vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn bảng dữ liệu này.

Lời giải:

Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau.

– Trục ngang: Biểu diễn các ngày trong tuần.

– Trục dọc: Biểu diễn số ổ bánh mì bán được tại căng tin với khoảng cách mỗi vạch chia là 10.

Bước 2:

– Tại mỗi ngày trong tuần trên trục ngang, đánh dấu một điểm cách mốc tời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc (dựa vào bảng số liệu).

– Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi của số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ.

– Ghi tên biểu đồ: Số ổ bánh mì bán được tại căng tin trường Kim Đồng vào các ngày trong tuần.

– Ghi chú các số liệu tại các đầu đoạn thẳng.

– Ghi tên hai trục:

+ Trục ngang: Ngày.

+ Trục dọc: Số ổ bánh mì.

Vậy ta có biểu đồ đoạn thẳng như sau:

Bài 6 trang 110 Toán 7 Tập 1: Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau để trả lời các câu hỏi.

a) Đơn vị thời gian là gì?

b) Năm nào có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất?

c) Năm nào có sản lượng gạo xuất khẩu thấp nhất?

d) Sản lượng gạo xuất khẩu tăng trong khoảng thời gian nào?

e) Sản lượng gạo xuất khẩu giảm trong khoảng thời gian nào?

Lời giải:

a) Đơn vị thời gian là năm.

b) Năm 2012 có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất (7,72 triệu tấn).

c) Năm 2007 có sản lượng gạo xuất khẩu thấp nhất (4,53 triệu tấn).

d) Sản lượng gạo xuất khẩu tăng giữa các năm: 2007 – 2012; 2014 – 2015.

e) Sản lượng gạo xuất khẩu giảm giữa các năm: 2006 – 2007; 2012 – 2014; 2015 – 2016.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 889

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống