Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
- Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
- Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
- Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:
Họ và tên: ……………………… Lớp: ………………
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế
Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
b. Đo hiệu điện thế bằng vôn kế.
Đơn vị của hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V.
Mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện.
2. Đo cường độ của dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp.
a) Vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 27.1a vào khung dưới đây:
b) Kết quả đo:
Vị trí của ampe kế | Vị trí 1 | Vị trí 2 | Vị trí 3 |
Cường độ dòng điện | I1 = 0,12A | I2 = 0,12A | I3 = 0,12A |
c) Nhận xét:
Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3
3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
a) Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2 vào khung dưới đây, trong đó vôn kế được mắc để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2.
b) Kết quả đo:
Vị trí mắc vôn kế | Hiệu điện thế |
---|---|
Hai điểm 1 và 2 | U12 = 1,2V |
Hai điểm 2 và 3 | U23 = 1,8 |
Hai điểm 1 và 3 | U13 = 3,0V |
c) Nhận xét:
Đối với đoạn mạch gồm hai đàn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23
Bài C1 (trang 76 SGK Vật Lý 7): Quan sát hình 27.1a và 27.1b để nhận biết hai bóng đèn được mắc nối tiếp.
Hãy cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác?
Lời giải:
* Nhận biết cách mắc nối tiếp các thiết bị điện: hai thiết bị mắc nối tiếp kế cận nhau chỉ có một điểm chung và liên tục giữa hai cực của nguồn điện (hay pin).
* Do vậy:
+ Trong mạch điện 27.l a ta thấy: Dây dẫn 1 nối tiếp cực + của pin với ampe kế (1), nối tiếp với bóng đèn 1 rồi nối tiếp dây dẫn điện (2), nối tiếp với bóng đèn (2), nối tiếp với dây dẫn điện (3), nối tiếp với cái ngắt điện K, cuối cùng là nối tiếp vào cực (-) của pin.
(Mạch điện hở vì cái ngắt điện K ở vị trí ngắt mạch, lúc này số chỉ của ampe kế là 0, đèn không sáng).
Bài C2 (trang 76 SGK Vật Lý 7): Hãy mắc mạch điện theo hình 27.la và vẽ sơ đồ mạch điện này vào bản báo cáo.
Lời giải:
→ Khi đóng cái ngắt điện (công tắc) K các đèn sáng và ampe kế chỉ khác 0.
→ Đọc và ghi số chỉ ampe kế ở vị trí 1 vào bảng báo cáo, và lần lượt ghi kết quả thực hành khi ampe kế ở vị trí 2, 3 theo yêu cầu của bài.
Bài C3 (trang 77 SGK Vật Lý 7): Hoàn thành nhận xét 2c trong bản báo cáo
Lời giải:
Nhận xét: Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch I1 = I2 = I3
Bài C4 (trang 77 SGK Vật Lý 7): Hoàn thành nhận xét 3c trong bản báo cáo
Lời giải:
Nhận xét: Đối với đoạn mạch, gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hai hiệu điện thế trên mỗi đèn.
U13 = U12 + U23