Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 52: Thức ăn của động vật thuỷ sản ( tôm, cá ) giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:
I. Những loại thức ăn của tôm, cá (Trang 99 – vbt Công nghệ 7)
1. Thức ăn tự nhiên
Các sinh vật làm thức ăn cho cá, tôm có trong hình 78, 82 (SGK) được sắp xếp theo các nhóm:
Các nhóm | Các hình | Tên sinh vật |
Thực vật thuỷ sinh | H, k | Tảo khuê, tảo ẩn xanh, tảo đậu, rong đen phù du, rong đen lá vòng. |
Động vật phù du | A, c | Trùng túi trong, trùng hình tim, bọ vòi voi |
Động vật đáy | I, e, d, b | Giun mâm dài, ốc củ cải |
2. Thức ăn nhân tạo
Quan sát hình 83 SGK, em hãy điền tên và so sánh các loại thức ăn nhân tạo của cá vào bảng sau:
Các loại thức ăn | Tên các loại thức ăn | Sự khác nhau cơ bản |
Thức ăn thô | Các loại phân: phân lân, phân đạm, phân hữu cơ. | Tăng trưởng nhanh |
Thức ăn tinh | Ngũ cốc: cám gạo, ngô khoai | Rẻ tiền, dễ kiếm |
Thức ăn hỗn hợp | Thức ăn chứa đạm, khoáng, phụ gia | Thành phần dinh dưỡng trộn với nhau theo khẩu phần khoa học. |
III. Quan hệ về thức ăn (Trang 100 – vbt Công nghệ 7)
Quan sát sơ đồ 16 (SGK), hãy:
1. Giải thích sơ đồ quan hệ về thức ăn của tôm, cá.
– Các loại thực vật đấy, thực vật phù du hấp thụ chất dinh dưỡng hoà tan, từ đó chúng bị động vật phù du hoặc động vật đáy tương ứng hấp thụ, động vật đáy trở thành chất vẩn và cùng với động vật phù du bị tôm, cá ăn.
2. Từ mối quan hệ về thức ăn, xác định biện pháp cơ bản để tăng lượng thức ăn cho tôm, cá trong các biện pháp sau:
a) Bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên
b) Bổ sung nguồn phân bón hữu cơ dễ hoà tan.
c) Tăng cường lượng thức ăn hỗn hợp
d) Bón hợp lí nguồn phân chuồng ủ hoai và phân bón vô cơ dễ hoà tan.
Biện pháp cơ bản: B