Chương 2: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Ôn tập phần 3: Chăn nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    1. Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi: (Trang 91 – vbt Công nghệ 7):

    Vai trò a) Cung cấp thực phẩm
    b) Cung cấp sức kéo.
    c) Cung cấp phân bón cho ngành nông nghiệp và nguyên liệu cho ngành sản xuất khác
    d) Phục vụ lao động, vui chơi, giải trí.
    Nhiệm vụ – Phát triển chăn nuôi toàn diện
    – Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật
    – Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu về quản lí
    – Tăng nhanh khối lượng, chất lượng sản phẩm

    2. Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi (Trang 91 – vbt Công nghệ 7):

    Giống vật nuôi
    Khái niệm Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suât và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định
    Vai trò trong chăn nuôi Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến năng suất chăn nuôi
    Giống vật nuôi có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi
    Sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Khái niệm Trứng thụ tinh thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể non, lớn lên rồi già.
    Quy luật chi phối Theo giai đoạn
    Theo chu kì
    Không bình thường.
    Ý nghĩa Con người có thể điều khiển sự phát triển của vật nuôi theo ý muốn nếu nắm được đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
    Chọn lọc và quản lí Khái niệm Chọn những vật nuôi đực và cái tốt giữ lại làm giống.
    Phương pháp chọn lọc Kiểm tra năng suất
    Chọn lọc cá thể.
    Biện pháp quản lí – Chính sách chăn nuôi
    – Phân vùng chăn nuôi
    – Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
    – Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi
    Nhân giống vật nuôi Mục đích Chọn ra cá thể xuất sắc
    Phương pháp – Nhân giống thuần chủng
    – Nhân giống lai.
    Thức ăn vật nuôi
    Vai trò Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
    Chế biến và dữ trữ thức ăn Mục đích – Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá.
    – Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng, khử bỏ chất độc hại.
    Phương pháp – Làm khô
    – Ủ xanh
    Một số phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi – Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn (tôm, cá, ốc).
    – Trồng nhiều ngô, khoai, sắn, …
    – Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm…
    – Trồng xen, tăng vụ… để có nhiều cây và hạt họ đậu

    3. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi (Trang 92 – vbt Công nghệ 7):

    Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
    Vai trò của chuồng nuôi Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.
    Vệ sinh trong chăn nuôi Tầm quan trọng: Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
    Biện pháp: Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phải thích hợp, xây dựng chuồng phù hợp, thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh
    Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
    Đối với vật nuôi non – Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể (chất chống bệnh).
    – Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
    – Cho vật nuôi vận động và tiếp xúc với nhiều ánh sáng.
    – Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
    Đối với vật nuôi đực giống – Chăm sóc (vận động, tắm chải, kiểm tra thể trọng và tinh dịch)
    – Nuôi dưỡng (thức ăn có đủ năng lượng, protein, chất khoáng và vitamin).
    – Kiểm tra khả năng phối giống
    Đối với vật nuôi sinh sản – Giai đoạn nuôi dưỡng phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.
    – Giai đoạn nuôi con: Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.
    Phòng trị bệnh thông thường cho vật nuôi
    Vai trò Phòng bệnh cho vật nuôi
    Biện pháp – Tiêm phòng các loại vacxin đầy đủ
    – Vệ sinh môi trường sạch sẽ (thức ăn, nước uống, chuồng trại…)
    – Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi
    Vacxin phòng bệnh cho vật nuôi
    Khái niệm – Vacxin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm.
    Tác dụng – Tác dụng phòng bệnh truyền nhiễm.
    Chú ý khi sử dụng – Vacxin dùng cho vật nuôi khoẻ mạnh.
    – Tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
    – Vacxin đã pha phải dùng ngay, còn thừa phải xử lí theo quy định.
    – Sau khi tiềm phải theo dõi sức khoẻ vật nuôi từ 2 – 3 giờ tiếp theo, nếu bị dị ứng cần cho dùng thuốc chống dị ứng.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1138

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống