Chương 5: Hiđro – Nước

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Học theo Sách giáo khoa

I. Axit

1. Khái niệm

– Ba axit mà em biết: HCl, H2SO4, H2CO3

– Nhận xét thành phần phân tử các axit: đều có 1 hay nhiều nguyên tử H

Kết luận: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

3. Phân loại

Dựa vào thành phần phân tử, axit được chia thành 2 loại: Axit không có oxi (HCl, H2S,…) và axit có oxi (H2SO4, HNO3, H3PO4, H2SO3,…)

4. Tên gọi

a) Axit không có oxi: axit + tên phi kim + hiđric

Thí dụ: HCl: axit clohiđric; H2S: axit sunfuhiđric

Gốc axit tương ứng: – Cl: clorua; =S: sunfua

b) Axit có oxi:

* Axit có nhiều nguyên tử oxi: axit + tên của phi kim + ic

Thí dụ:

HNO3: axit nitric; H2SO4: axit sunfuric; H3PO4: axit photphoric

Gốc axit tương ứng: -NO3: nitrat; =SO4: sunfat; ≡PO4: photphat

* Axit có ít nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ơ

Thí dụ: H2SO3: axit sunfurơ; =SO3: sunfit

II. Bazơ

1. Khái niệm

– Ba bazơ mà em biết: NaOH; Ca(OH)2; Cu(OH)2

– Nhận xét thành phần phân tử các bazơ: đều chứa 1 hay nhiều nhóm OH

Kết luận: Phân tử bazơ có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH)

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại M và một hay nhiều nhóm hiđroxit –OH.

3. Tên gọi

Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

Thí dụ: NaOH: Natri hiđroxit

KOH: Kali hiđroxit

Cu(OH)2: Đồng (II) hiđroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit

4. Phân loại

Các bazơ được chia thành 2 loại tùy theo tính tan của chúng trong nước:

a) Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm

Thí dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

b) Bazơ không tan trong nước

Thí dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3

III. Muối

1. Khái niệm

– Các muối thường gặp: NaCl, CuSO4, NaNO3, NaHCO3

– Nhận xét thành phần phân tử của muối: có nguyên tử kim loại và gốc axit

Kết luận: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

2. Công thức hóa học

Công thức hóa học của muối gồm kim loại và gốc axit

Thí dụ: Na2CO3; NaHCO3

Gốc axit tương ứng là =CO3 và –HCO3

3. Tên gọi

Muối: tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Thí dụ:

Na2SO4: Natri sunfat

Na2SO3: Natri sunfit

ZnCl2: Kẽm clorua

Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat

4. Phân loại

Theo thành phần, muối được chia ra hai loại:

a) Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại

Thí dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3

b) Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Thí dụ: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2

Bài tập

1. Trang 139 VBT Hóa học 8 : Hãy chép vào vở bài tập các câu sau đây và thêm vào chỗ trống những từ thích hợp:

Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều …………liên kết với ………….. Các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng…………… Bazơ là hợp chất mà phân tử có một…………liên kết với một hay nhiều nhóm……………

Lời giải

Axit là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit. Các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit- OH.

2. Trang 140 VBT Hóa học 8 : Hãy viết công thức hóa học của các axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, =SO3, = SO4, -HSO4, = CO3, ≡PO4, =S, -Br, -NO3

Lời giải

3. Trang 140 VBT Hóa học 8 : Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau:

H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.

Lời giải

Axit Oxit axit tương ứng
H2SO4 SO2
H2SO3 SO2
H2CO3 CO2
HNO3 N2O5
H3PO4 P2O5

4. Trang 140 VBT Hóa học 8 : Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

Lời giải

Oxit Bazo tương ứng
Na2O NaOH
Li2O LiOH
FeO Fe(OH)2
BaO Ba(OH)2
CuO Cu(OH)2
Al2O3 Al(OH)2

5. Trang 140 VBT Hóa học 8 : Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây:

Ca(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2

Lời giải

Bazo Oxit tương ứng
Ca(OH)2 CaO
Mg(OH)2 MgO
Zn(OH)2 ZnO
Fe(OH)2 FeO

6. Trang 141 VBT Hóa học 8 : Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây:

a) HBr, H2SO3, H3PO4, H2SO4.

b) Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2

c) Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2SO3, ZnS, Na2HPO4, NaH2PO4

Lời giải

Công thức Tên chất
HBr axit bromhiđric
H2SO3 axit sunfurơ
H3PO4 axit photphoric
H2SO4 axit sunfuric
Mg(OH)2 magie hiđroxit
Fe(OH)3 sắt III hiđroxit
Cu(OH)2 đồng II hidroxit
Ba(NO3)2 Bari nitrat
Al2(SO4)3 nhôm sunfat
Na2SO3 natri sunfit
ZnS kẽm sunfua
Na2HPO4 natri hiđrophotphat
NaH2PO4 natri đihiđrophotphat

Bài tập trong Sách Bài tập

37.3. Trang 141 VBT Hóa học 8 : Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biết 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch CuSO4.

C. dung dịch HCl.

D. khí H2.

Lời giải

Chọn thuốc thử là C. Dung dịch HCl

Đối với Cu: Chất không tác dụng

Đối với Al: Chất tan, cho khí bay ra

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Đối với CuO: Chất tan nhưng không có khí thoát ra và tạo thành dung dịch màu xanh. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Bài tập trong Sách Bài tập

37.16. Trang 141 VBT Hóa học 8 : Điền thêm những công thức hoá học của những chất cần thiết vào các phương trình hoá học sau đây rồi cân bằng phương trình :

Lời giải

a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

b) 2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

c) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

d) 3CaO + 2H3PO4 → Ca3(PO4)2 + 3H2O

đ) CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

Bài tập trong Sách Bài tập

37.17. Trang 142VBT Hóa học 8 : Có thể điều chế được bao nhiêu mol axit sunfuric khi cho 240 g lun huỳnh trioxit SO3 tác dụng với nước ?

Lời giải

Tính số mol SO3: nSO3 = 240/80 = 3 mol

Phương trình hóa học: SO3 + H2O → H2SO4

Theo phương trình hoá học : 1 mol SO3 tác dụng với H2O cho 1 mol H2SO4

Số mol axit sunfuric thu được: 3 mol

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 38: Bài luyện tập 7.

Học theo Sách giáo khoa

Bài tập trong Sách bài tập

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch.

Học theo Sách giáo khoa

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước.

Học theo Sách giáo khoa

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch.

Học theo Sách giáo khoa

Để học tốt Hóa học lớp 8, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch.

Học theo Sách giáo khoa

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1087

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống