Bài 27

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Bài tập 1 tr.102 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Nhân vật Sự thể hiện tính cách
Cai lệ Hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai
Người nhà lí trưởng Nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:
Chị Dậu Sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác
Anh Dậu Thương yêu chồng con, tha thiết khi van xin, dứt khoát, mạnh mẽ phản kháng

Câu 2 (Bài tập 2 tr.103-107 SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí phát triển ngược nhau:

– Cái Tí vồn vã, sốt sắng hỏi chuyện mẹ khi thấy mẹ về, hỏi thăm mẹ về việc bị cai lệ đánh, chị Dậu lúc đó giữ thái độ im lặng “không nói gì”, chị buồn chán khi phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế.

– Chi biết được việc mẹ bán mình cho nhà Nghị Quế cái Tí khóc lóc, van xin mẹ cho ở lại, chị Dậu đau thắt trong lòng như vẫn tìm lời an ủi, vỗ về để cái Tí nghe lời.

b. Tác giả miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật trong truyện. Vì ban đầu cái Tí chưa biết chuyện, nó hồn nhiên hỏi han, quan tâm mẹ, khi biết mình phải sang ở đợ nhà Nghị Quế nó kêu khóc, van xin, còn chị Dậu ban đầu im lặng vì nỗi đau phải bán đứa con dứt ruột đẻ ra, nhưng để cái Tí nghe lời chị phải nén nỗi đau, dỗ dành, thuyết phục con.

c. Sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện, những câu nói, sự quan tâm hồn nhiên của cái Tí lại khắc sâu vào lòng chị Dậu sự đau xót và bất lực, cái Tí hồn nhiên, hiếu thảo bao nhiêu thì lòng thương con, yêu con không muốn rời xa con lại tăng lên bấy nhiêu.

Câu 3 (Bài tập 3 tr.107 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Sự “im lặng” của nhân vật tôi trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi ( SGK Ngữ văn 6, tập hai) biểu thị:

   + Sự ngỡ ngàng, bất ngờ của nhân vật “tôi” trong cái nhìn đầy yêu thương của người em gái đối với mình. Đây là điều thường ngày nhân vật tôi không nhận thấy

   + Sự xấu hổ vì trước đó nhân vật tôi toàn nhìn thấy điểm xấu của em gái, trong khi người em lại luôn yêu thương mình.

Câu 4:

Trả lời:

– Từ đầu đến cuối văn bản đối tượng giao tiếp không thay đổi, nhưng chỉ có phần bắt đầu từ câu hô gọi thứ hai mới là lời kêu gọi.

– Phần bắt đầu từ câu hô gọi thứ ba cũng là lời kêu gọi, nhưng khi đối tượng giao tiếp thay đổi thì nội dung kêu gọi cũng thay đổi.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 967

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống