Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Soạn Tiếng Việt Lớp 5
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Bài 1: Điền vào ô trống các từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong các bảng sau :
Trả lời:
a) M : bát sứ / xứ sở
sổ | sổ mũi, vắt sổ, sổ sách |
xổ | xổ số, xổ lồng |
sơ | sơ sinh, sơ sài, sơ lược |
xơ | xơ múi, xơ mít, xơ xác |
su | củ su su, su hào |
xu | đồng xu, xu nịnh |
sứ | bát sứ, sứ giả, đồ sứ |
xứ | xứ sở, tứ xứ, biệt xứ |
b) M : bát cơm / chú bác
bát | chén bát, bát ngát |
bác | chú bác, bác học |
mắt | đôi mắt, mắt lưới, mắt nai |
mắc | mắc nạn, mắc nợ, mắc áo |
tất | đôi tất, tất yếu, tất cả |
tấc | tấc đất, tấc vải, một tấc đến trời |
mứt | hộp mứt, mứt dừa, mứt tết |
mức | mức độ, vượt vức, định mức |
Bài 2a: ) Nghĩa của các tiếng ở mỗi dòng dưới đây có điểm gì giống nhau ?
Trả lời:
sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán
⇒ Đều chỉ tên các con vật
sá, si, sung, sen, sim, sâm, sán, sấu, sậy, sồi
⇒ Đều chỉ tên các loài cây
Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa ?
Các tiếng | Viết lại những tiếng có nghĩa nếu thay s bằng x |
sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán |
M : xóc (đòn xóc, xóc đồng xu) xói: xói mòn; xẻ : xẻ gỗ xáo : xáo trộn, xít: ngồi xít vào nhau xam: xam xám, xán: xán lạn |
sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi |
M: xả (xả thân), xi: xi đánh giầy xung: nổi xung, xung kích xen : xen kẽ; xâm: xâm hại, xâm phạm xắn : xắn tay ; xấu: xấu xí |
Bài 2b:Điền các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau :
Trả lời:
an – at: man mát, ngan ngát, chan chát, sàn sạt. | ang – ac : nhang nhác, bàng bạc, càng cạc, khang khác. |
ôn – ôt: sồn sột, tôn tốt, mồn một, dôn dốt. | ông – ôc : lông lốc, xồng xộc tông tốc, công cốc. |
un – ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút. | ung – uc : sùng sục, nhung nhúc, trùng trục, khùng khục. |
M: (1) man mát / khang khác.
Bài 1: Đọc đoạn văn trong Tiếng Việt 5, tập một, trang 115 và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Trả lời:
a) Phân biệt nghĩa các cụm từ: Khu dân cư : khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt. Khu sản xuất : khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. Khu bảo tồn thiên nhiên : khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài. b) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B :
Bài 2: Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B :
Trả lời:
Bài 3:
Trả lời:
A | B |
a) bảo đảm | 1) làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đủ những gì cần thiết |
b) bảo hiểm | 2) cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử |
c) bảo tàng | 3) giữ lại, không để mất đi |
d) bảo quản | 4) đỡ đầu và giúp đỡ |
e) bảo toàn | 5) giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt |
g) bảo tồn | 6) giữ cho nguyên vẹn, không để suu suyển, mất mát |
h) bảo trợ | 7) chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn được nguyên vẹn |
i) bảo vệ | 8) giữ gìn đề phòng ngừa tai nạn |
Đáp án:
a-1 | b-8 | c-2 | d-5 |
e-6 | g-3 | h-4 | i-7 |
1. Nhận xét
Đọc bài văn Hạng A Cháng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 119 – 120), thực hiện các yêu cầu sau :
Trả lời:
– Xác định phần mở bài của bài văn và cho biết tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách nào ?
Từ đầu đến Đẹp quá
– Tác giả giới thiệu Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ già trong làng về thân hình của A Cháng
– Ngoại hình của A Cháng có những điểm gì nổi bật ?
– Ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn chắc như gụ, vóc cao, vai rộng, người đứng như cái cột đá trời trồng, khi đeo cày, trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
– Đoạn văn tả hoạt động của A Cháng cho thấy A Cháng là người thế nào ?
– Đoạn văn cho thấy A Cháng là người lao động khỏe, cẩn cù, say mê lao động….
– Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó.
– Câu văn cuối là phần kết bài.
– Nội dung: Ca ngợi sức lực tràn trề của A Cháng và khẳng định đó là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
2. Luyện tập
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính tình và hoạt động của người đó).
Trả lời:
1. Mở bài : Giới thiệu người định tả : chị gái em
2. Thân bài :
a) Tả ngoại hình : + vóc dáng bên ngoài (chiều cao; dong dỏng)
• Mái tóc : dài ngang vai
• Đôi mắt : đen tròn, hàng mi dài
• Làn da : ngăm ngăm, vài hạt mụn cám nổi li ti
• Khuôn mặt : hơi tròn, nhìn phúc hậu
• Cách ăn mặc : giản dị (khi đi chơi, khi đi làm)
b) Tả tính tình hoạt động :
• Lời nói : dịu dàng, dễ nghe
• Cách cư xử với người khác : thân thiện, hòa nhã
• Thói quen : chị rất hay cười
• Tính tình, giản dị, chân thật
• Dịu dàng và kiên nhẫn
• Chăm chỉ và khéo léo
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em:
– Yêu mến, gắn bó
– Mong muốn lớn lên học được nhiều điều từ chị và cũng được mọi người yêu mến.
Bài 1: Đọc đoạn trích sau. Gạch hai gạch (=) dưới quan hệ từ có trong đoạn trích. Gạch một gạch (-) dưới nhưng từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó:
Trả lời:
Bài 2: Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu dưới đây biểu thị quan hệ gì ?
Trả lời:
a) Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu chú voi khỏi bãi lầy nhưng vô hiệu
Từ in đậm biểu thị quan hệ đối lập, tương phản
b) Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông
Từ in đậm biểu thị quan hệ tương phản
c) Nếu hoa có ở trời cao thì bầy ong cũng mang vào mật thơm
Cặp từ in đậm biểu thị quan hệ giả thiết (điều kiện) – kết quả
Bài 3: Điền quan hệ từ (và, nhưng, trên, thì, ở, của) thích hợp với mỗi chỗ trống đưới đây.
Trả lời:
a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.
b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.
c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
d) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như ngưòi làng và thương yêu tôi hết mực nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Bài 4: Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau :
Trả lời:
* mà
– Em bé tô màu bức tranh mãi mà chưa xong.
– Nếu học mà không hiểu, nên hỏi thầy giáo, bè bạn.
* thì
– Học hành thật chăm chỉ thì điểm sẽ cao.
– Nếu em chăm chỉ và ngoan thì ai cũng yêu mến.
* bằng
– Hãy học bằng tất cả sự say mê của mình.
– Chiếc áo mới mẹ cho Nhung may bằng một thứ vải thật là mát.
Bài 1: Đọc bài văn Bà tôi (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 122 – 123). Ghi lại những điểm ngoại hình của người bà :
Trả lời:
– Mái tóc: Mái tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Mái tóc dày khiến bà đưa chiếc lược vào một cách khó khăn.
– Đôi mắt: Khi bà cười hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ẩm áp, tươi vui.
– Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn khuôn mặt của bà hình như vẫn tươi trẻ.
– Giọng nói: Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu vào tâm trí của cháu, dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đóa hoa.
Bài 2: Đọc bài văn Người thợ rèn (sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 123). Ghi lại vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc (từ lúc bắt lấy thỏi thép, lúc quai búa,… cho biết khi thỏi thép biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ và duyên dáng) :
Trả lời:
– Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc :
+ Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt ấy một con cá sống.
+ Những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung tóe thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại, không chịu khuất phục).
+ Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phụ thổi bễ.
+ Lôi con cá lửa ra, quật nó lên hòn đe, và vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ to: “Này… Này… Này…” (khiến con cá lửa chịu thua, nằm ưỡn dài ngửa bụng ra trên đe mà chịu những nhát búa như trời giáng).
+ Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng).
+ Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.