VBT Tiếng Việt 5 Tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Bài 1: Viết những từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau :

Trả lời:

a)

tranh M : bức tranh, cạnh tranh, vẽ tranh
chanh M : quả chanh, lanh chanh
trưng trưng bày, biểu trưng, trưng cầu, trừng trị, quả trứng
chưng chưng cách thủy, bánh chưng, chưng hửng
trùng điệp trùng, trùng khơi, muôn trùng, trùng trục, trúng cử
chúng chúng ta, chúng tôi, quần chúng, công chúng
trèo trèo cây, leo trèo, trèo cao ngã đau.
chèo chèo thuyền, chèo đò, hát chèo, chèo chống

b)

báo báo chí, báo cáo, quả báo, con báo
báu báu vật, ngôi báu, quý báu, châu báu
cao cao đẳng, cao nguyên, cao siêu, cao tay, cao niên
cau cây cau, trái cau, trầu cau, cau có, cau mày
lao lao động, lao tâm, lao công, phóng lao, lao đao
lau lau nhà, lau sậy, lau lách, lau chùi
mào M: mào gà, chào mào, mào đầu
màu M: màu đỏ, bút màu, tô màu, màu mỡ, hoa màu

Bài 2: Điền tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu tin sau. Biết rằng :

(1) chứa tiếng có vần ao hoặc au.

(2) chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.

Trả lời:

Nhà môi trường 18 tuổi

     Người dân hòn (1) đảo Ha-oai rất tự (1) hào về bãi biển Cu-a-loa vì vẻ đẹp mê hồn của thiên nhiên ở đây. Nhưng đã có một (1) dạo môi trường ven biển bị đe doạ trầm (2) trọng do nguồn rác từ các (1) tàu đánh cá, những vỉa san hô chết, cá, rùa bị mắc bẫy,… tấp (1) vào bờ. (2) Trước tình hình đó, một cô gái tên là Na-ka-mu-ra, 18 tuổi, đã thành lập nhóm Hành động vì môi (2) trường gồm 60 thành viên. Họ đã giăng những tấm lưới khổng lồ ngăn rác tấp (1) vào bờ. Tháng 3 năm 2000, chỉ trong 8 ngày nghỉ cuối tuần, 7 xe rác khổng lồ đã được (2) chở đi, (2) trả lại vẻ đẹp cho bãi biển.

Bài 1: Các từ chị trong câu Chị(1) sẽ là chị(2) của em mãi mãi! là danh từ hay đại từ xưng hô ?

Trả lời:

Bài 2: Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung có trong đoạn văn sau:

Trả lời:

Danh từ riêng

– Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé !

Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước nước mắt kéo vệt trên má :

– Chị sẽ là chị của em mãi mãi !

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu.

Nguyên

Bài 3: Ghi lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học :

Trả lời:

– Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

Ví dụ: Võ Thị Sáu, Cửu Long…

– Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

Ví dụ : Pa-ri, Vich-to Huy-gô…

– Những tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa giống như cách viết tên riêng Việt Nam.

Ví dụ : Lý Bạch, Bắc Kinh, Quách Mạt Nhược,…

Bài 4: Tìm trong đoạn văn ở bài tập 1 :

Trả lời:

a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì ?

– Nguyên (danh từ) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.

– Tôi (đại từ) nhìn em cười trong hàng nước mắt kéo vệt trên má.

b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào ?

– Một năm mới (cụm danh từ) bắt đầu.

c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì ?

– Chị (đại từ gốc danh từ) là chị gái của em nhé!

– Chị (đại từ gốc danh từ) sẽ là chị của em mãi mãi.

d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì ?

– Chị là chị gái của em nhé!

– Chị sẽ là chị của em mãi mãi (danh từ làm vị ngữ – từ chị trong hai câu trên – phải đứng sau từ là).

1. Nhận xét: Đọc Biên bản đại hội chi đội (Tiếng Việt 5, tập một, trang 140 -141), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau :

Trả lời:

a) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì ?

Để ghi nhớ sự việc đã xảy ra, ghi nhớ ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất … nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết.

b) Cách mở đầu biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu đơn ?

– Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản

– Khác : biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi), thời gian địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.

c) Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn ?

– Giống : có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.

– Khác : biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch và thư kí) không có lời cảm ơn như đơn.

c) Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản

Thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ tọa, thư kỉ, nội dung họp (diễn biến, tóm tắt các ỷ kiến, kết luận của cuộc họp) chữ kí của thư kí và chủ tịch.

2. Luyện tập:

Bài 1: Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản ?

Trả lời:

Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử.

Ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.

Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.

Bài 2: Đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1 :

Trả lời:

a) Biên bản đại hội chi đội.

b) Biên bản bàn giao tài sản.

c) Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.

d) Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.

Bài 1: Ghi các từ in đậm trong đoạn văn sau vào chỗ trống thích hợp trong bảng phân loại ở dưới :

Trả lời:

Đoạn văn Động từ Tính từ Quan hệ từ

Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má.

Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi !

M: trả lời, thấy, nhìn vịn, hắt, lăn trào, đón, bỏ M : vời vợi, xa, lớn M : qua, ở, với

Bài 2: Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa (Tiếng Việt 5, tập một, trang 139), viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn.

Trả lời:

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng …. Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng … Thương mẹ quá mẹ ơi!

– Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

– Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương …

– Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ….

Đề bài: Ghi lại biên bản một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em.

(Chú ý đọc kĩ gợi ý trong sách Tiếng Việt 5, tập một, trang 143; xem lại BIÊN BẢN ĐẠI HỘI CHI ĐỘI trang 140 để viết biên bản cuộc họp đúng quy định)

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. Thời gian địa điểm

1. Thời gian : lúc 9 giờ, ngày 25 tháng 11 năm 2017

2. Địa điểm : lớp 5B, Trường Tiểu học Lạc Long Quân

ll. Thành phần tham dự :

1. Bạn Nguyễn Ngọc Lan – tổ trưởng tổ 4

2. Bạn Trần Lam – tổ phó

3. Toàn thể 9 tổ viên

lll. Thư ký :

Nguyễn Ngọc Dạ Hương – Thư ký

IV. Nội dung cuộc họp :

1. – Tổ báo cáo tình hình học tập trong tháng qua của cả tổ

– Tổ trưởng nhận xét, đưa ra phương hướng và kế hoạch học tập trong tháng tới.

2. Thảo luận: + Bạn Lê : Trong tháng qua, thực sự kết quả học tập của tổ ta rất tiến bộ, nhưng để nâng cao học tập lên nữa, đề nghị lập “đôi bạn cùng tiến” trong tổ.

+ Bạn Hiền : Đồng ý với ý kiến của bạn Lê

+ Bạn Ý : Thành lập “đôi bạn cùng tiến trong tổ” nhưng không quên những kế hoạch chung của lớp đề ra, các bạn trong “đôi bạn cùng tiến” phải đoàn kết, chan hòa với cả lớp, không tách nhóm riêng lẻ

+ Bạn Hương : các bạn nên trao đổi sách hay cho nhau để mọi người cùng được tham khảo những tài liệu bổ ích.

3. Kết luận của cuộc họp :

+ Thành lập “đôi bạn cùng tiến”

1. Bạn Hương – bạn Ý

2. Bạn Lê – bạn Lan

3. Bạn Hiền – bạn Lam

4. Bạn Phụng – bạn Sinh

5. Bạn Quân – bạn Tùng

6. Bạn Chi – bạn Diễm

+ Các bạn sẽ khảo bài nhau, giúp nhau trong học tập và các hoạt động thi đua của tổ, của lớp.

+ Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua học tập trong lớp, tổ.

Cuộc họp kết thúc lúc 10 giờ 30 phút, ngày 25 / 11 / 2006

Thư ký

Hương

Nguyễn Ngọc Dạ Hương

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1150

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống