VBT Tiếng Việt 5 Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

Đề bài: Tìm thêm ví dụ điền vào bảng tổng kết sau :

Trả lời:

Các kiểu cấu tạo câu Ví dụ
a) Câu đơn

– Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

– Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.

b) Câu ghép – câu ghép không dùng từ nối

– Gió thổi mây bạt về một phía, bầu trời như rộng ra.

– Mấy người nhà trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói mịt mù ..

-câu ghép dùng từ nối

+ Dùng quan hệ từ

+ Dùng cặp từ nối khác

– Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người.

– Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển.

– Ăn chưa no, chị đã cuống cuồng đứng dậy, quơ vội cái nón rồi tất tả đi ra đầu làng.

Đề bài: Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 9) em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép.

Trả lời:

a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng vô cùng quan trọng / chính chúng điều khiển cho đồng hồ chạy.

b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ / sẽ chạy không chính xác.

c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là : “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”

Đề bài: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Trả lời:

Tình quê hương

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. (2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

(2)Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. (4)Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. (5)Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lấy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

a) Gạch dưới những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Trả lời câu hỏi: Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

Tác giả có rất nhiều kỉ niệm từ thời thơ ấu vì thế tác giả thấy mình vô cùng gắn bó với quê hương.

c) Tìm các câu ghép trong bài văn bằng cách đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng :

d)Tìm các từ ngữ được lặp lại trong bài văn có tác dụng liên kết câu. Đánh dấu x vào ☐ trước câu trả lời đúng :

e) Dưới đây là những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn. Chỉ rõ những từ ngữ đó thay thế cho từ ngữ nào.

Từ ngữ thay thế Thay thế cho từ ngữ
“mảnh đất cằn cọc” Làng quê tôi
“mảnh đất quê hương” Mảnh đất cằn cọc
“mảnh đất ấy” Mảnh đất quê hương

Bài 1: Ghi lại tên các bài tập đọc là bài văn miêu tả em đã học từ tuần 19 đến tuần 27:

Trả lời:

Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.

Bài 2: Lập dàn ý vắn tắt của một bài tập đọc là bài văn miêu tả nói trên.

Trả lời:

DÀN Ý BÀI PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

Bài tập đọc chỉ là một trích đoạn, chỉ có thân bài.

– Đoạn 1

Đền Thượng nằm ở đâu ? Trước đền, trong đền có gì ?

– Đoạn 2 :

+ Phong cảnh xung quanh như thế nào ?

     • Lăng của các vua Hùng ?

     • Bên trái là đỉnh Ba Vì.

     • Bên phải là dãy Tam Đảo.

     • Phía xa là Sóc Sơn.

     • Trước mặt là Ngã Ba Hạc.

– Đoạn 3 :

+ Cảnh vật bên trong như thế nào ?

     • Cột đá An Dương Vương.

     • Đền Trung.

     • Đền Hạ, chùa Thiên Quang và đền Giếng.

b) ĐỀ : LẬP DÀN Ý VẮN TẮT

BÀI : HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN.

1. Mở bài :

Nguồn gốc của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?

2. Thân bài :

– Việc lấy lửa diễn ra như thế nào ?

– Công việc chuẩn bị nấu cơm ra sao ?

– Công việc nấu cơm.

3. Kết bài :

– Chấm thi.

– Tâm trạng của đội đoạt giải.

c) Đề: Lập dàn ý vắn tắt bài : Tranh làng Hồ

(Bài tập đọc chỉ là một trích đoạn, chỉ có phần thân bài)

– Đoạn 1 : cảm nghĩ, tình cảm chung của tác giả đối với tranh làng Hồ ra sao ?

– Đoạn 2 : Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ

– Đoạn 3 : Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ ra sao ?

Bài 3: Viết lại một chi tiết hoặc câu văn mà em thích. Cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.

Trả lời:

a) “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa”. Câu văn vẽ nên một cảnh sắc thiên nhiên nhiên tươi đẹp, những khóm hải đường rực rỡ tô điểm thêm cho sự uy nghiêm của đền.

b) Chi tiết các thành viên trong đội thổi cơm thi lấy lửa. Đó là một công việc khéo léo, đòi hỏi người thi phải có sức khỏe, sự khéo léo và kiên trì. Hoạt động đó gây nhiều sự hồi hộp và nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của người xem.

) Ở đoạn 2, tác giả nhận xét và nói lên được sự độc đáo của tranh làng Hồ, lối nhận xét rất lạ và mới .“Những khoáy âm dương rất có duyên” và. Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ” nói lên sự yêu mến và quan sát rất kĩ những bức tranh làng Hồ của tác giả.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già em biết.

Trả lời:

Ông Tư năm nay đã già, mái tóc ông bạc trắng, thân hình ông gầy guộc, lưng còng xuống. Trên mặt ông, ngoài những nếp nhăn do tuổi già, trên mặt ông còn có những vết nám như những vết bụi của thời gian. Ông có chòm râu dài, bạc phơ như chùm râu ông bụt trong chuyện cổ tích. Đôi mắt ông nay không còn tinh anh nữa. Mỗi lần muốn đọc báo ông phải đeo kính. Chỉ có nụ cười của ông là còn mãi với thời gian. Nụ cười tươi, sảng khoái, biểu lộ sự phúc hậu đáng quý.

Đề bài: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết các câu trong những đoạn văn sau :

Trả lời:

a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi : chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là “mùi người” sẽ bị gấu phát hiện. Nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi.

b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cùng đầy một nắm hoa.

c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Chị còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngâm trùi trũi. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

Đề bài: Đọc bài văn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 103, 104. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ☐ trước ý trả lời đúng :

Trả lời:

1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn ?

2.Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào ?

3.Trong câu “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. ”, từ đó chỉ sự vật gì ?

4.Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất ?

5.Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá ?

6.Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh ?

7.Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, từ nào mang nghĩa chuyển ?

8.Từ chúng trong bài văn được dùng để thay thế những từ ngữ nào ?

9.Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép ?

10. Hai câu “Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vỗ cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cậy cối, đất đai. ” liên kết với nhau bằng cách nào ?

Đề bài: Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.

Trả lời:

1. Mở bài : (Giới thiệu chung)

– Ở trường, em chơi với rất nhiều bạn.

– Em chơi thân nhất là bạn Lê ở gần nhà và học chung lớp.

2. Thân bài : (Tả chi tiết)

– Ngoại hình :

     + Dáng người dong dỏng cao. Cách ăn mặc ?

     + Làn da ram rám nắng, mạnh mẽ.

     + Mái tóc dài, tết thành hai bím xinh xinh.

     + Đôi mắt đen, ngời sáng, ánh lên vẻ thông minh.

     + Nụ cười dễ thương.

– Tính tình :

     + Rất tốt bụng, hay giúp đỡ người trong lớp.

     + Chăm học lại rất thông minh.

     + Vui tính hay cười.

     + Hát hay.

– Trò chơi chung mà em và bạn cùng thích, nặn tượng và tô màu cho tranh.

– Em với bạn cùng học, cùng thi đua để tiến bộ

3. Kết bài :

(Nêu cảm nghĩ của em về bạn)

– Em rất yêu quý bạn.

– Mong tình bạn lâu bền.

– Mong cả hai cùng học tốt.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 954

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống