Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 1
- Sách giáo khoa tiếng việt lớp 5 tập 2
- Soạn Tiếng Việt Lớp 5
- Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 5
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
- Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2
Bài 1: Gạch dưới những tiếng có ưa hoặc uơ trong hai khổ thơ dưới đây :
Trả lời:
Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui
Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
Chiếc tàu chở cá về bến cảng
Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.
Em bé thuyền ai ra giỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
Biển bàng không có dòng xuôi ngược
Cơm giữa ngày mưa gạo trống thơm.
Bài 2: Viết tiếp để hoàn thành lời nhận xét về cách ghi dấu thanh ở những tiếng em vừa tìm được :
Trả lời:
– Trong các tiếng chứa ưa (tiếng không có âm cuối, ví dụ : giữa), dấu thanh được đặt ở chữ cái đẩu của âm chỉnh.
– Trong các tiếng chứa ươ (tiếng có âm cuối, ví dụ : tưởng), dấu thanh được đãt ở chữ cái thứ hai của âm chính.
Bài 3: Điền tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
Trả lời:
a) – Cầu được ước thấy.
– Năm nắng, mười mưa.
b) – Nước chảy đá mòn.
– Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Bài 1: Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b : hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.
Trả lời:
a) Hữu có nghĩa là “bạn bè”
M: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, bằng hữu, bạn hữu, hữu hảo
b) Hữu có nghĩa là “có”
M: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
Bài 2: Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b : hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.
Trả lời:
a) Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn )
M: hợp tác, hợp nhất, hợp lực
b) Hợp có nghĩa là “ đúng với yêu cầu, đòi hỏi, …. nào đó”
M: thích hợp, hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp lí, hợp pháp.
Bài 3: Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2:
Trả lời:
* Đặt câu với từ ở bài tập 1 :
Nhóm 1 :
– Nước Việt Nam ta luôn giữ mối quan hệ hòa bình, hợp tác và hữu nghị với các nước láng giềng.
– Ba của bạn Tâm là chiến hữu của ba bạn Lan.
– Lâu lắm mới về thăm quê nên ba em rất nóng lòng được đi thăm bạn bè thân hữu.
– Quan hệ giữa nước ta và nước Lào rất hữu hảo.
– Tình bằng hữu của Sinh và Lâm thật bền chặt.
– Đã là bạn hữu thì phải kề vai sát cánh, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhóm 2 :
– Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích.
– Cây gừng trị ho rất hữu hiệu.
– Phong cảnh ở đây thật hữu tình.
– Phải suy nghĩ làm sao để sử dụng số tiền ấy thật hữu dụng.
* Đặt câu với từ ở bài tập 2 :
Nhóm 1 :
– Trong công việc cần phải hợp tác với nhau để đạt kết quả tốt nhất.
– Ba tổ chức riêng lẻ giờ đã hợp nhất.
– Cả lớp hợp ý, hợp lực với nhau để cho ra tờ báo tường.
Nhóm 2 :
– Ông ấy giải quyết công việc hợp tình, hợp lí.
– Ba nói chị Lan có nhiều tư chất phù hợp để trở thành giáo viên.
– Anh ta có suy nghĩ rất hợp thời.
– Lá phiếu này hợp lệ.
– Kinh doanh cần phải hợp pháp.
– Khí hậu ở Đà Lạt rất mát mẻ, phù hợp với sức khỏe của má Liên.
Bài 4: Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây :
Trả lời:
a) Bốn biển một nhà.
– Trong trại hè năm ấy, chúng tôi mỗi đứa một nơi, hội tụ về đây anh em bốn biển môt nhà.
b) Kề vai sát cánh.
– Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau trong công việc.
c) Chung lưng đấu sức.
– Để có được thành quả như ngày hôm nay, toàn thể mọi người đã phải chung lưng đấu sức với nhau, cùng vượt qua khó khăn, thử thách.
Bài 1: Đọc bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng (Tiếng Việt 5, tập một, trang 59 – 60), trả lời vắn tắt các câu hỏi sau :
a) Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người ?
b) Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam ?
Trả lời:
a)
Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phả hủy hơn 2 triệu hecta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài muôn thú, gây nên và để lại hậu quả vô cùng khốc liệt cho con người : như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, quái thai, dị tật bẩm sinh cho những người trực tiếp nhiễm và cả con cái họ. Ước tính cả nước ta hiện có khoảng 70.000 người lớn và từ 200.000 đến 300.000 trẻ em là nạn nhân của chất độc này.
b)
Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Vận động gây quỹ ủng hộ nạn nhân nhiễm độc, sáng tác tranh, ảnh, văn, thơ thể hiện sự cảm thông và chia sẽ nỗi đau cùng họ.
Bài 2: Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện. (Hãy đọc mục Chú ý trong Tiếng Việt 5, tập một, trang 60 để trình bày đơn đúng quy định).
Trả lời:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2017
ĐƠN XIN GIA NHẬP ĐỘI TÌNH NGUYỆN
GIÚP ĐỠ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM
Kính gửi: Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ phường 12
Tên em là : Đỗ Minh Khang
Sinh ngày : 7 – 9 – 2007
Học sinh lớp 5A. Trường Tiểu học Lạc Long Quân, Quận 11
Sau khi được nghe giới thiệu về hoạt động của đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, thuộc Hội chữ thập đỏ của phường, em thấy hoạt động của Đội rất có ý nghĩa và thiết thực, đã xoa dịu một phần rất lớn nỗi đau của các nạn nhân. Em thấy mình có thể tham gia hoạt động của hội, để giúp đỡ các nạn nhân bị nhiễm chất độc. Vì vậy, em viết đơn này bày tỏ nguyện vọng được gia nhập Đội tình nguyện, góp phần nhỏ bé của mình làm giảm nỗi bất hạnh của các nạn nhân.
Em xin hứa tôn trọng nội quy và tham gia tích cực mọi hoạt động của Đội.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
Khang
Đỗ Minh Khang
Bài 1: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm để chơi chữ. Gạch dưới những từ đồng âm em tìm được trong mỗi câu.
Trả lời:
a) Ruồi đậu mâm xôiđậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.
b) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
Bài 2: Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:
– Mẹ tôi nói nếu tôi thi đậu mẹ sẽ thưởng bánh đậu.
– Con bò đang gặm cỏ / Em tôi đang tập bò.
– Bài kiểm tra toán em được chín điểm / Phải uống nước chín.
– Ý kiến của bác nêu ra không có ai phản bác.
– Hùng đá bóng vô ý đá phải hòn đá, chân sưng tấy lên.
Bài 1: Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Trả lời:
a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ … Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
– Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
– Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.
– Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
– Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi dông gió lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
– Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.
b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.
– Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
– Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.
– Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
– Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh. Ngoài ra còn bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
– Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.
– Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Bài 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
Trả lời:
1. Mở bài : Giới thiệu cảnh đẹp
– Con sông mà em định tả tên gì ? Ở đâu (con sông Tiền nơi phà Rạch Miễu)
– Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy ? (đó là con sông quê ngoại, có nhiều kỉ niệm gắn bó với em)
2. Thân bài :
– Tả dòng sông
a) Buổi sáng
– Mặt sông phẳng lặng, lục bình trôi dập dềnh, thỉnh thoảng có vài con thuyền chạy qua, vài chiếc xà lan chở hàng hóa khuấy động dòng nước. Nước đục nhờ nhờ, nhấp nhô sóng.
– Hai bên bờ sông là dừa nước, thấp thoáng vài nóc nhà.
– Từng chuyến phà lớn chở hàng hóa, người và xe cộ. Từ sáng sớm, đã đông đúc, tấp nập.
– Nắng lên, mặt nước lấp lánh, nước sông đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn chảy. Sóng đánh vào mạn phà, thuyền.
b) Buổi chiều
– Thủy triều xuống, nước sông cạn hơn.
– Lòng sông hẹp lại.
– Thuyền bè đi lại vẫn tấp nập.
– Trong ánh hoàng hôn, sóng nước sóng sánh nhuộm sắc vàng, trông thật đẹp.
3. Kết luận :
– Sông đầy gắn bó vì đó là quê ngoại thân yêu.
– Con sông làm nên vẻ đep cho quê hương.