Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3: tại đây
- Giải Toán Lớp 3
- Sách giáo khoa toán lớp 3
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 3
- Vở Bài Tập Toán Lớp 3 Tập 1
- Vở Bài Tập Toán Lớp 3 Tập 2
Bài 1 trang 10 VBT Toán 3 Tập 2: Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB, trung điểm N của đoạn thẳng BC, trung điểm P của đoạn thẳng DC, trung điểm Q của đoạn thẳng AD trong hình bên (bằng cách tô đậm rồi ghi tên mỗi điểm đó). Sau đó viết tên các đoạn thẳng thích hợp vào chỗ chấm:
AM = …………………..; ………….. = NC
DP = …………………..; ………….. = AQ
Lời giải:
AM = MB =
BN = NC =
DP = PC =
Bài 2 trang 10 VBT Toán 3 Tập 2: Xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi ghi tên trung điểm của đoạn thẳng đó:
a) AB = 4cm
b) MN = 6cm
Lời giải:
a) – Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài là 4cm.
– Chia nhẩm: 4cm : 2 = 2cm.
– Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A, mép thước trùng với đoạn thẳng AB, chấm điểm I trên đoạn thẳng AB sao cho I tương ứng với vạch 2 của thước. Trung điểm I của thước đã được xác định.
b)- Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài là 6cm.
– Chia nhẩm: 6cm : 2 = 3cm.
– Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm M, mép thước trùng với đoạn thẳng MN, chấm điểm O trên đoạn thẳng MN sao cho O tương ứng với vạch 3 của thước. Trung điểm O của thước đã được xác định.
Bài 3 trang 10 VBT Toán 3 Tập 2: Thực hành
a) Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD (gấp đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC
b) Tương tự: Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD (gấp đoạn thẳng DC trùng với đoạn thẳng AB) rồi đánh dấu trung điểm M của đoạn thẳng AD và trung điểm N của đoạn thẳng BC
Lời giải:
Học sinh tự làm
Bài 4 trang 11 VBT Toán 3 Tập 2: Xác định trung điểm M, N , P, Q của mỗi cạnh hình vuông ABCD, dùng thước nối trung điểm hai cạnh liên tiếp của hình vuông ABCD sẽ được hình vuông MNPQ.
Lời giải:
Xác định trung điểm M, N, P, Q của mỗi cạnh hình vuông ABCD.