Chương 1: Quang học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Gương phẳng

    – Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn, bóng, có thể soi hình của các vật.

    – Hình của một vật quan sát được trong gương phẳng gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

2. Phản xạ ánh sáng

    a) Hiện tượng phản xạ ánh sáng

    Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp một bề mặt nhẵn bóng.

    b) Định luật phản xạ ánh sáng

    Nội dung định luật:

    – Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

    – Góc phản xạ bằng góc tới.

    I: Điểm tới

    NN’: Pháp tuyến

    SI: Tia tới

    IR: Tia phản xạ

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách vẽ tia tới, phản xạ và cách tính góc phản xạ, góc tới

    a) Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới

    Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:

    – Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I

    – Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI

    – Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’

    – Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.

    b) Cách tính góc phản xạ, góc tới

    Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.

    Ví dụ: Cho góc hợp bởi tia tới và gương (góc α). Tính góc tới i và góc phản xạ i’.

    Từ hình vẽ ta có: i + α = 900

    ⇒ i’ + β = 900

    Mà i’ = i ⇒ α = β

    ⇒ i’ = i = 900 – α

    * Lưu ý:

    – Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức

    i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.

    – Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.

2. Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ

    – Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.

    – Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’

    – Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.

    – Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng

3. Cách xác định góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương

    Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng và điều kiện của đề bài ta tìm các cặp góc bằng nhau, sau đó tìm mối quan hệ giữa các góc có liên quan, rồi suy ra góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1055

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống