Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Một số lý thuyết cần nắm vững về axit:
1. Khái niệm
– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4…
2. Công thức hóa học
– Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.
– Công thức chung: HnA
Trong đó: – H: là nguyên tử hiđro.
– A: là gốc axit (Ví dụ: -Cl, =S, =SO4, -NO3,…)
3. Phân loại
Dựa vào cấu tạo axit chia làm 2 loại:
+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF,…
+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3,…
4. Tên gọi
a) Axit không có oxi:
Tên axit: Axit + tên phi kim + hiđric.
Ví dụ:
HCl: Axit + clo + hiđric = Axit clohiđric
b) Axit có oxi:
– Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit: Axit + tên phi kim + ic.
Ví dụ:
HNO3: Axit nitric.
– Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit: Axit + tên phi kim + ơ.
Ví dụ:
H2SO3: axit sunfurơ
Lưu ý: Nhớ hóa trị của một số gốc axit sau:
Gốc axit |
Hóa trị |
Nitrat (NO3) |
I |
Sunfat (SO4) |
II |
Cacbonat (CO3) |
II |
Sunfit (SO3) |
II |
Photphat (PO4) |
III |
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các oxit sau: CO2, SO2, P2O5. Viết phương trình phản ứng của các oxit đó với nước và gọi tên sản phẩm tạo thành?
Lời giải
CO2 + H2O → H2CO3
Axit cacbonic
SO2 + H2O → H2SO3
Axit sunfurơ
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Axit photphoric
Ví dụ 2: Hãy viết công thức hóa học của các axit chứa các gốc axit sau: -Cl, =SO3, = SO4, -NO3 và cho biết tên của chúng.
Lời giải
Gốc axit |
Công thức hóa học của axit |
Tên axit |
-Cl |
HCl |
Axit clohiđric |
=SO3 |
H2SO3 |
Axit sunfurơ |
=SO4 |
H2SO4 |
Axit sunfuric |
-NO3 |
HNO3 |
Axit nitric |
Ví dụ 3: Đọc tên của những chất có công thức hóa học sau: HBr, H2CO3, H3PO4, H2S.
Lời giải
HBr: Axit bromhiđric.
H2CO3: Axit cacbonic
H3PO4: Axit photphoric
H2S: Axit sunfuhiđric
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tên gọi của H2SO3 là:
A. Hiđrosunfua
B. Axit sunfuric
C. Axit sunfuhiđric
D. Axit sunfurơ
Đáp án D
H2SO3 là axit ít oxi
+ Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit = Axit + tên phi kim + ơ.
⇒ H2SO3 có tên gọi là: axit sunfurơ
Câu 2: Axit nitric là tên gọi của axit nào sau đây?
A. H3PO4.
B. HNO3.
C. HNO2.
D. H2SO3.
Đáp án B
Axit nitric là tên gọi của axit nhiều oxi và có nguyên tố phi kim N
⇒ là axit HNO3
Câu 3: Axit clohiđric có công thức hoá học là:
A. HCl.
B. HClO.
C. HClO2.
D. HClO3.
Đáp án A
Công thức hóa học của Axit clohiđric: HCl
Câu 4: Axit tương ứng của oxit axit SO2 là:
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. HSO3.
D. SO3.2H2O.
Đáp án A
Axit tương ứng của oxit axit SO2 là H2SO3
Câu 5: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án B
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl
Câu 6: Dãy chất chỉ bao gồm axit là:
A. HCl; NaOH
B. CaO; H2SO4
C. H3PO4; HNO3
D. SO2; KOH
Đáp án C
H3PO4: Axit photphoric
HNO3: Axit nitric
Câu 7: Xác định công thức hóa học của axit, biết phân tử axit chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong axit như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.
A. H2SO3.
B. H2SO2.
C. H2SO4.
D. H2SO5.
Đáp án C
Do phân tử chỉ chứa một nguyên tử S nên:
32 đvC ứng với 32,65%
M1 đvC ứng với 100%
→ M1 =
Số nguyên tử H bằng:
Số nguyên tử O bằng:
Vậy công thức hóa học của axit là H2SO4.
Câu 8: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng
A. Gốc sunfat (SO4) hoá trị I
B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II
C. Gốc nitrat (NO3) hoá trị III
D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị I
Đáp án D
A sai vì gốc sunfat (SO4) hoá trị II
B sai vì gốc photphat (PO4) hoá trị III
C sai vì gốc nitrat (NO3) hoá trị I
D đúng, nhóm hiđroxit (OH) hoá trị I
Câu 9: Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ?
A. Hóa trị II
B. Hóa trị III
C. Hóa trị I
D. Hóa trị IV
Đáp án C
Gốc axit của axit HNO3 là nhóm (NO3) có hóa trị I
Câu 10: Xác định axit tương ứng của oxit axit P2O5 ?
A. H2PO3.
B. H3PO4.
C. HPO3.
D. PO5.2H2O.
Đáp án B
Axit tương ứng của oxit axit P2O5 là H2PO4 (Axit photphoric)