Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Với Cách Xác định hóa trị của một nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất môn Hóa học lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Hóa học lớp 8.
A. Lý thuyết & phương pháp giải
– Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
– Quy ước: H hóa trị I, O hóa trị II.
– Lấy hóa trị của H làm đơn vị, ghi H (I).
– Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.
– Tổng quát: Hợp chất có dạng: AaxBby, với:
+ A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
+ a, b lần lượt là hóa trị của A, B.
+ x, y là chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
– Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b
Suy ra:
+ Biết x, y và a thì tính được b =
+ Biết x, y và b thì tính được a =
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 biết Clo hóa trị I.
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Hướng dẫn giải
Gọi a là hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3, ta có: 1.a = 3.1
Suy ra a = 3.
Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất là III.
Chọn C
Ví dụ 2: Cho công thức hóa học H3PO4. Hóa trị của nhóm (PO4) là bao nhiêu?
A. IV.
B. III.
C. II.
D. V.
Hướng dẫn giải
H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (PO4) là b.
Theo quy tắc hóa trị, ta có:
3.1 = b.1 suy ra b = 3.
Vậy hóa trị của nhóm (PO4) là III.
Chọn B
Ví dụ 3: Chọn phát biểu đúng:
A. Theo quy ước O hóa trị II.
B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
C. Theo quy ước, H hóa trị I.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Chọn D
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO2, biết oxi hóa trị II.
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Lời giải
Đáp án: Chọn D
Gọi a là hóa trị của C trong hợp chất CO2 ta có:
a.1 = 2.2 suy ra a = 4.
Vậy hóa trị của C trong hợp chất là IV.
Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có hóa trị I trong hợp chất
A. H, Na, K.
B. Mg, O, H.
C. O, Cu, Na.
D. O, K, Na.
Lời giải
Đáp án: Chọn A
Câu 3: Chọn đáp án đúng:
Trong công thức hóa học, (1) của chỉ số và (2) nguyên tố này bằng (3) của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
A. (1) tổng, (2) hóa trị, (3) tích.
B. (1) tích, (2) hóa trị, (3) tổng.
C. (1) tổng, (2) hóa trị, (3) tổng.
D. (1) tích, (2) hóa trị, (3) tích.
Lời giải
Đáp án: Chọn D
Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào?
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe.
D. FeCl3.
Lời giải
Đáp án: Chọn A
FeO hóa trị II vì O hóa trị II.
Câu 5: Chọn câu sai:
A. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia.
B. Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị.
C. Quy tắc hóa trị: x.a = y.b.
D. Photpho chỉ có hóa trị IV.
Lời giải
Đáp án: Chọn D
Câu 6: Có các hợp chất: PH3, P2O3, trong đó P có hóa trị là
A. II.
B. III.
C. IV.
D. V.
Lời giải
Đáp án: Chọn B
+ Xét hợp chất PH3:
H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 3.1 suy ra a = 3.
Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.
+ Xét trong hợp chất P2O3:
O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.
Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.2 suy ra b = 3.
Vậy hóa trị của P trong hợp chất là III.
Câu 7: Chọn phát biểu sai:
(1) Theo quy ước, H hóa trị II.
(2) Trong hợp chất H2S thì hóa trị của S là II.
(3) Nguyên tố Na trong hợp chất NaCl có hóa trị I (biết Cl hóa trị I).
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (1).
D. (1), (3).
Lời giải
Đáp án: Chọn C
Câu 8: Nguyên tố nào có hóa trị II trong các chất sau:
A. Oxi.
B. Natri.
C. Kali.
D. Hidro.
Lời giải
Đáp án: Chọn A
Câu 9: Biết nhóm hidroxit (OH) có hóa trị I, công thức hóa học nào sau đây là sai
A. NaOH.
B. CaOH.
C. KOH.
D. Fe(OH)3.
Lời giải
Đáp án: Chọn B
B sai vì Ca hóa trị II.
Câu 10: Biết trong công thức hóa học K2SO4 thì K có hóa trị I. Hãy xác định hóa trị của nhóm (SO4).
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV.
Lời giải
Đáp án: Chọn B
Gọi hóa trị của nhóm (SO4) là a.
Theo quy tắc hóa trị có: 2.1 = 1.a suy ra a = 2.
Vậy nhóm (SO4) có hóa trị II.