Đại số – Chương 2: Hàm Số Bậc Nhất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

A. Lý thuyết

I. ĐỊNH NGHĨA HÀM SỐ

    + Nếu đại lượng y phụ thuộc vào một đại lượng x thay đổi sao cho mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số

    + Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức,..

Ví dụ:

y là hàm số của x được cho dưới dạng bảng:

x 2 1/2 3 1
y 4 8 1/6 1

y là hàm số của x được cho dưới dạng công thức:

    y = 2x;     y = x + 2;     y = x

    + Hàm số thường được ký hiệu bởi những chữ f, g, h, … chẳng hạn khi y là hàm số của biến số x, ta viết y = f(x) hoặc y = g(x),….

    + f(a) là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a. Khi hàm số y được cho bởi công thức y = f(x), muốn tính giá trị f(a) của hàm số tại x = a, ta thay x = a vào biểu thức f(x) rồi thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Ví dụ:

Ta có hàm số y = f(x) = x + 2. Khi đó f(1) = 1 + 2 = 3

    + Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì y được gọi là một hàm hằng .

Ví dụ:

Ta có y = f(x) = 1. Khi đó với giá trị nào của x thì y = 1 → khi đó y là hàm hằng.

II. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

    Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x).

Ví dụ:

Hình bên là đồ thị của hàm số y = f(x) = x + 4.

Các cặp giá trị tương ứng trên mặt phẳng tọa độ là A(-4; 0); B(0; 4).

III. HÀM SỐ ĐỒNG BIẾN, HÀM SỐ NGHỊCH BIẾN.

Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R

    + Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị của f(x) tương ứng cũng tăng lên thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên R (gọi tắt là hàm số đồng biến).

    + Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị của f(x) tương ứng giảm đi thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (gọi tắt là hàm số nghịch biến).

Nói cách khác, cho hàm số y = f(x) xác định trên tập số thực R. Với x1, x2 ∈ R ta có:

    + Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến.

    + Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số nghịch biến.

Ví dụ:

Cho hàm số y = x + 2, xác định với ∀ ∈ R

Ta có: x1 < x2 ⇒ x1 + 2 < x2 + 2 hay f(x1) < f(x2) nên hàm số y = x + 2 đồng biến trên R.

B. Bài tập tự luận

Câu 1: Xác định hàm số f(x) biết rằng f(x + 1) = x2 – 2x + 3

Đặt x + 1 = t thì x = t – 1

Khi đó f(t) = (t – 1)2 – 2(t – 1) + 3 = t2 – 4t + 6

Vậy f(x) = x2 – 4x + 6

Câu 2: Chứng minh công thức tính khoảng cách d giữa hai điểm A(x1; y1) và B(x2; y2) là d =

Gọi c (x2; y1)

+ Khoảng cách giữa hai điểm x1, x2 trên trục hoành chính là AC = |x2 – x1|

+ Khoảng cách giữa hai diểm y1, y2 trên trục tung chính là BC = |y2 – y1|

Do tam giác ABC vuông tại C nên AB2 = AC2 + BC2 = (x2 – x1)2 + (y2 – y1)2

Khi đó: AB = d =

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1065

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống