Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. Lỏng và khí

B. Rắn và lỏng

C. Rắn và khí

D. Rắn, lỏng, khí

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Đáp án: D

Câu 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

A. S, P, N2, Cl2

B. C, S, Br2, Cl2

C. Cl2, H2, N2, O2

D. Br2, Cl2, N2, O2

Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2

Loại A vì S ở thể rắn

Loại B và D vì Br2 ở thể lỏng

Đáp án: C

Câu 3: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, S, O, Fe

B. Cl, C, P, S

C. P, S, Si, Ca

D. K, N, P, Si

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là Cl, C, P, S

Đáp án: B

Câu 4: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là

A. S, C, P

B. S, C, Cl2

C. C, P, Br2

D. C, Cl2, Br2

Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là S, C, P

Loại B, C và D vì Cl2 và Br2 không phản ứng với O2

Đáp án: A

Câu 5: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:

A. Hiđro hoặc với kim loại

B. Dung dịch kiềm

C. Dung dịch axit

D. Dung dịch muối

Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với hiđro hoặc với kim loại

Đáp án: A

Câu 6: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với

A. oxi và kim loại.

B. hiđro và oxi.

C. kim loại và hiđro.

D. cả oxi, kim loại và hiđro.

Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim căn cứ vào khả năng của phi kim đó phản ứng với cả oxi, kim loại và hiđro.

Đáp án: D

Câu 7: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là

A. 6,72 lít.

B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.

D. 2,24 lít.

Đáp án: A

Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

A. nước brom

B. dd NaOH

C. dd HCl

D. nước clo

Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch NaOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Đáp án: B

Câu 9: Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau:

A. dd BaCl2

B. dd NaOH

C. dd H2SO4

D. dd Ba(OH)2

Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng dung dịch BaCl2. SO2 không hiện tượng còn SO3 tạo kết tủa trắng

SO3 + H2O → H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Đáp án: A

Câu 10: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?

A. Fe

B. Cr

C. Al

D. Mg

Đáp án: C

Câu 11: X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C

B. N

C. S

D. P

Gọi phi kim cần tìm là X

=> hợp chất hiđro của X là: XH3

Ta có: phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%

=> X là nguyên tố N

Đáp án: B

Câu 12: Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (đktc). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

A. 2,8 gam

B. 5,6 gam

C. 8,4 gam

D. 11,2 gam

Gọi số mol của Zn, Mg và Fe lần lượt là x, y và z mol

TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2

Đáp án: B

Câu 13: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:

A. O,F, P.

B. P, O, F.

C. F, O, P.

D. O, P, F.

Tính phi kim: P < O < F

Đáp án: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 991

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống